Những lỗi bảo quản thực phẩm hay mắc phải

Nếu thức ăn thừa bạn vẫn hay cất tủ lạnh để ăn dần hằng tuần, hay thường xuyên rã đông bằng cách để thực phẩm ra ngoài trời... thì rõ ràng bạn chưa phải là bà nội trợ thông minh. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6032

Dưới đây là 5 lỗi bảo quản thực phẩm gây hại cho sức khỏe của bạn do Abcnews đúc rút:

  • 1

    Thực phẩm chưa bốc mùi khó chịu, tức là vẫn ăn tốt

    Thức ăn thừa chỉ nên lưu giữ tối đa là 4 ngày. Nhiều người căn cứ vào mùi của thực phẩm để khẳng định nó còn ăn được hay không, nhưng như vậy không an toàn chút nào, vì dù chưa tới nỗi bốc mùi, nhưng thức ăn đã có thể bị hỏng. Với cá, bạn chỉ nên ăn trong 1-2 ngày, chớ để lâu hơn.

  • 2

    Để đồ ăn chín ở nhiệt độ ngoài trời nhiều giờ

    Thực phẩm càng để ở bên ngoài lâu, thì càng có nhiều cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm để dùng sau, nên cất vào tủ lạnh. Nếu lượng thức ăn quá nhiều không thể sử dụng hết một lần, hãy chia ra và đựng trong các vật chứa nhỏ.

    Để thực phẩm ở môi trường nhiệt độ ngoài trời thường rất nguy hiểm. Thậm chí cơm có thể nuôi dưỡng một loại vi khuẩn có hại tên là bacillus nếu để trong phòng chỉ vài giờ.

  • 3

    Rã đông thực phẩm bằng cách bỏ ra khỏi tủ lạnh

    Cách tốt nhất để rã đông thực phẩm nào đó là để chúng xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm. Cách thứ hai là đặt thực phẩm đã được bọc bằng túi kín trong một bát nước lạnh và thay nước khi nước ấm lên.

    Tránh rã đông thực phẩm bằng nước ấm, vì cách này sẽ làm chín thực phẩm hơn là giúp chúng tan đá. 

  • 4

    Không nhớ rõ thực phẩm được trữ trong ngăn đá bao lâu khi sử dụng

    Cách duy nhất để khẳng định thực phẩm của bạn vẫn tươi ngon là khi bạn biết chúng đã được cất trữ bao lâu trong tủ lạnh. Theo thời gian, dù trữ trong ngăn đá, thức ăn sẽ mất dần hương vị và dưỡng chất.

    Theo các chuyên gia, bạn cần đóng gói đúng cách thực phẩm trước khi đem đông lạnh và nên ghi nhãn bên ngoài về ngày đông lạnh từng loại. Nên sử dụng các loại hộp có ghi rõ "an toàn dùng trong tủ lạnh" để trữ thực phẩm và để riêng biệt từng loại, chia nhỏ để sử dụng hết mỗi lần. 

  • 5

    Tồn nhiều loại đồ hộp không còn dùng được nữa trong tủ

    Nên vứt đi những thực phẩm đóng hộp đã bị cong vênh nắp hay rò rỉ chất chứa bên trong ra bên ngoài. Nguy cơ ngộ độc từ các thức ăn kiểu này rất cao.

    Thậm chí, nếu các đồ hộp này không bị sứt mẻ thì bạn cũng nên chú ý đến thời hạn sử dụng. Những đồ có tính axit như cà chua hay trái cây có thể mất hương vị sau một đến hai năm. Nhiều loại khác được nhà sản xuất nói là có thể kéo dài hạn sử dụng tới 5 năm, nhưng nếu nghi ngờ chúng không còn đảm bảo, hãy bỏ ngay.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]