Những lời khuyên về tài chính khi kết hôn

(NDH) Quản lý tiền bạc cá nhân đã đủ khó khăn thì khi bạn đồng ý gắn bó với một người khác, những vấn đề tài chính sẽ còn phức tạp hơn gấp bội – dưới đây là những kinh nghiệp giúp bạn khắc phục phần nào vấn đề

15.5589

Bạn đã nghĩ đến việc kết hôn? Hãy chuẩn bị tinh thần cho những vấn đề tài chính. Những chuyên gia cho rằng những cặp vợ chồng nên nói chuyện rõ ràng về mặt tài chính với nhau càng sớm càng tốt.

Trước khi nói “Đồng ý”

Việc đề cập đến những thỏa thuận trước khi kết hôn là điều cần thiết, nó không chỉ là việc tài sản sau khi li dị sẽ phân chia như thế nào mà còn phải rạch ròi về số tài sản dành để chăm sóc con riêng, vốn kinh doanh hiện tại của cha mẹ, người nhà…

    * Đưa ra ý kiến về một thỏa thuận trước kết hôn ngay khi mối quan hệ của 2 người trở nên sâu sắc và xác định lâu dài. Bản thỏa thuận sẽ làm rõ ràng tình hình tài chính và mục tiêu của mỗi người.
    * Nên chuẩn bị bản thỏa thuận chi tiết 3 tháng trước khi kết hôn. Có thể nhờ đến luật sư để bản thỏa thuận có thể trở thành một công cụ có giá trị trong việc phân chia tài sản sau này.
    * Bản thỏa thuận cần nêu rõ những tài sản và nợ mà bạn có trước khi kết hôn, nó sẽ vẫn bảo toàn khi bạn li dị. Bản thỏa thuận cũng sẽ bảo vệ những tài sản mà cá nhân bạn vẫn chưa nhận được như tiền thừa kế chẳng hạn.
    * Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho con riêng của mỗi người.

Đám cưới       

Chi phí cho toàn bộ đám cưới là không hề rẻ, cho dù cha mẹ có giúp đỡ thì bạn cũng nên chủ động tính toán để có một đám cưới hoàn hảo nhất.

    * Lập ngân quỹ cho việc chi tiêu và liệt kê cụ thể các loại chi phí.
    * Chi tiền theo trật tự ưu tiên nhất định. Hãy quyết định những gì là cần thiết nhất và ưu tiên cho giá rẻ.
    * Cắt giảm chi phí: giảm bớt món tráng miệng của bữa tiệc hay dùng rượu và bia chai cho bữa tiệc thay vì mở một bar đồ uống thoải mái.
    * Để người thân trong gia đình tính toán sẵn loại quà cưới để tránh trùng lặp và lãng phí. Ngoài tiền mặt mọi người có thể tặng quà cưới bằng rượu, đồ trang sức, đồ ăm, dụng cụ gia đình…
    * Có thể tổ chức đám cưới trái mùa để có thể tận dụng việc giảm giá dịch vụ cũng như giảm chi phí cho tuần trăng mật.
    * Đừng để tuần trăng mật làm vỡ ngân sách của bạn.

Đám cưới sẽ tốn kém ngay cả khi bạn không là cô dâu hay chú rể. Với những người tham dự đám cưới, đây là những cách để bạn tiết kiệm hơn:

    * Dành tặng những thứ trong khả năng của bạn và dựa vào mối quan hệ của bạn với cô dâu – chú rể.
    * Đối với phù dâu, tự chuẩn bị trang phục có thể trở thành ác mông với bạn. Hãy tận dụng nếu bạn có thể mượn được trang phục cũ hoặc thuê tạm từ cửa hàng.
    * Những món quà chu đáo và sáng tạo sẽ hiệu quả hơn là tiền mặt. Đó cũng là cách cá biệt hóa và làm ấn tương hơn quà tặng của bạn.

Sau tuần trăng mật

Nếu chưa thể nói chuyện về việc tiền bạc trước đám cưới, hãy làm điều này ngay. Hãy chia sẻ với nhau những quan điểm và mục tiêu tài chính của nhau.

    * Hỏi bạn đời của bạn về quan điểm tài chính của họ và sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ của bản thân.
    * Chọn một thời điểm tốt để nói về tiến bạc – không phải trong bữa ăn, nên là trước khi đi ngủ hoặc khi có hứng thú.

Khi 2 bạn đã có sự đồng thuận về mặt tài chính, hãy cùng vạch ra kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm tiền nong cho cả gia đình. Đặt ra những mục tiêu như: tiết kiệm cho thời gian về hưu, trả nợ, mua nhà hay chuẩn bị cho việc học hành của con…

    * Lập một ngân sách. Điều này là cần thiết ngay từ khi bạn còn độc thân, nhưng sẽ cần một bản ngân sách mới để hai người cùng tính toán những khoản thu nhập, nợ, chi phí chung.
    * Quyết định nên gộp hay chia “quỹ đen” của mỗi người sao cho hợp với quan điểm của cả 2. Nếu cả 2 cùng gộp toàn bộ số tiền mình có thì sẽ rất dễ nhận biết được nếu như ai đó đang sa vào những mối quan hệ lệch lạc.
    * Trong trường hợp một trong hai người mắc nợ trước khi kết hôn, đó sẽ là vấn đề cả 2 người cùng phải giải quyết. Hãy cùng nhau lập kế hoạch để thanh toán các khoản nợ đó nhưng đừng nên công khai “trộn lẫn” các khoản nợ đó lại, hãy vẫn giữ nguyên tên chủ sở hữu của thẻ tín dụng hay những tài khoản nợ khác.
    * Cập nhật những giấy tờ của bạn, bao gồm người hưởng quyền của di chúc, trợ cấp, bảo hiểm,…
    * Lập quỹ khẩn cấp cho gia đình để trang trải những trường hợp bất ngờ. Số tiền này nên bằng khoảng 3-6 lần chi phí sinh hoạt hàng tháng.

Hạnh phúc lâu dài

Một khi hai người đang đi cùng trên một “con thuyền” tài chính, hãy luôn quan tâm để cho con thuyền đó luôn vững vàng.

    * Đặt bản thân vào tình huống của đối phương để có thể hiểu rõ và thông cảm cho những vấn đề của nhau. Bạn hãy sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm về tài chính cho nhau.
    * Không nên giữ bí mật về tài chính (Ngoại tình về mặt tài chính rất nguy hiểm)
    * Và cuối cùng, đừng bao giờ chỉ trích bạn đời của mình về tiền bạc trước mặt người khác. Không bao giờ.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]