Những lưu ý về dinh dưỡng cho người cao tuổi

Đối với người cao tuổi, ăn nhiều đường sẽ không tốt vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường, tim mạch.

15.5804

Người cao tuổi không nên ăn nhiều đường

Theo Sức khỏe và Đời sống, khi ăn cơm, chất bột được tiêu hóa hấp thu và chuyển thành đường dự trữ ở gan dưới dạng glycogen và được giải phóng từ từ theo yêu cầu hoạt động của cơ thể. Ngược lại, khi ăn đường kính thì đường sẽ được đưa thẳng vào máu - điều này rất tốt đối với người lao động thể lực nặng vì giúp hết mệt mỏi nhanh chóng. Nhưng đối với người cao tuổi, ăn nhiều đường sẽ không tốt vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường, tim mạch.

Đường bột (glucid) là thành phần chính trong bữa ăn của chúng ta, thường chiếm từ 60 - 80% năng lượng khẩu phần. Người ta coi đường hấp thu nhanh như một loại “calori rỗng”, vì nếu ăn nhiều mà cơ thể không sử dụng hết sẽ chuyển thành mỡ dự trữ, không có lợi cho sức khỏe người cao tuổi.

Nhu cầu đường, bột còn phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của mỗi người (tình trạng gầy béo, hoạt động thể lực nhiều hay ít...). Nhưng với người cao tuổi, nên giảm lượng đường bột trong khẩu phần.

Người cao tuổi dễ bị suy dinh dưỡng hơn là thừa cân

Người lao động cho biết, cơ thể có những thay đổi về sinh lý và bệnh lý mà tình trạng thường gặp là suy dinh dưỡng hơn là thừa cân. Nhu cầu năng lượng giảm 30% so với tuổi 20 nên ăn ít hơn.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, người trên 60 tuổi chỉ cần 1.900 kcal/ngày ở nam và 1.800 kcal/ngày ở nữ. Điều chủ yếu là cung cấp thức ăn thích hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của cơ thể.

Nhóm glucid (bột đường): Có 2 loại là hấp thu nhanh và chậm. Nhóm hấp thu nhanh như fructose, glucose, saccharose; nhóm hấp thu chậm gồm tinh bột và glycogen. Ở người cao tuổi, sự dung nạp glucid kém nên cần hạn chế các loại đường hấp thu nhanh có trong mía, bánh kẹo, nước ngọt, nước tăng lực. Nên dùng thức ăn chứa tinh bột như cơm, nui, bún, mì, khoai.

Nhóm protid (chất đạm): Có trong thịt, cá, trứng, sữa. Ở người cao tuổi, khả năng tiêu hóa và hấp thu đạm kém, khả năng tổng hợp protein của cơ thể giảm, albumin trong máu giảm, dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm.

Quá trình phân hủy chất đạm tại ruột tạo ra các chất thải và độc tố, nếu táo bón thường xuyên, các vi sinh vật gây thối rữa sẽ phát triển làm đầy hơi, lâu ngày sẽ làm dạ dày và cả cơ hoành tim, phổi bị chèn ép gây chán ăn, khó thở hay mệt.

Vì vậy nên hạn chế thịt, nhất là thịt mỡ, thay bằng cá, đậu nành, đậu đũa, đậu cô ve và các loại thực phẩm có chứa đạm dễ tiêu (phải nấu kỹ).

Nhóm lipid (chất béo): Gồm axít béo và ester của cholesterol.

Axít béo gồm 2 loại:

- Loại no, có trong mỡ động vật.

- Loại không no, có trong dầu thực vật, cá.

Người cao tuổi nên dùng loại axít béo không no, nhất là axít linolenic, có nhiều trong đậu nành, dầu hạt cải, cá béo, tảo, rong biển; còn axít linoleic có trong dầu mè, dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu hướng dương... được xem là có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch.

Cholesterol là chất chủ yếu cấu tạo màng tế bào và là nguyên liệu tạo thành các nội tiết tố giới tính. Thừa cholesterol dễ gây xơ vữa động mạch và tắc mạch (nguy hiểm nhất là mạch não và mạch vành tim) nhưng thiếu cũng sẽ làm màng tế bào yếu, dễ gây xuất huyết.

Vitamin, chất khoáng và nước: Người cao tuổi thường giảm nhạy cảm với khát nên dễ bị thiếu nước. Vì vậy cứ 1-2 giờ nên uống 1-2 ngụm nước trà loãng hay nước đun sôi để nguội, uống thường xuyên dù không thấy khát. Bổ sung vitamin C, B và các khoáng chất canxi, kali tốt hơn là từ củ quả, rau, sữa không béo.

Muối: Ăn mặn dễ bị bệnh cao huyết áp. Liều lượng nên dùng là 3-5 g/ngày.

Tiến Khê

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]