Những lý do khiến cơ thể bạn dễ bị bầm tím

Đôi khi bạn nhìn thấy những vết bầm trên cơ thể và chẳng nhớ mình đã va chạm vào đâu. Đừng lo, khoa học đã thay bạn tìm ra những câu trả lời về lý do cơ thể bạn dễ dàng bị bầm tím.

15.5841

Bạn đang già đi

Khi người ta già đi, lớp mỡ bảo vệ da và quá trình sản xuất collegen để định hình da dần dần bị mất đi. Cũng chính vì thế mà da bạn mỏng hơn và dễ bị tổn thương hơn. Chỉ cần một va chạm không quá mạnh là đã có thể khiến những vết bầm tím xuất hiện trên da của bạn.

Bạn đi nắng nhiều

Việc đi nắng và không che chắn gì cho da sẽ dẫn đến hậu quả là da mỏng đi rất nhiều. Từ đó, bạn dễ bị bầm hơn những người cùng lứa tuổi.

Nhà nghiên cứu Goldenberg nói: “Tia UV từ ánh nắng còn  làm da mỏng đi ghê gớm hơn so với việc mất collagen do già đi”.

Chính vì thế mà khi ra đường, bạn hãy nhớ bôi kem chống nắng và mặc áo khoác nhé.

Bạn uống thuốc Aspirin

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất cho việc bạn bị bầm và chẳng hiểu vì sao.

Việc uống thuốc Aspirin có tác dụng là làm máu của bạn bị loãng ra. Từ đó, chỉ cần một va chạm nhẹ trên da là đủ khiến bạn bị bầm mà bản thân không hề hay biết.

Bẩm sinh da dễ tổn thương

Như bạn đã biết, mỗi người sinh ra nếu đã phân thành da trắng, da đen hay da vàng thì cũng có các loại da mỏng hay da dễ bị tổn thương. Chính vì thế, nếu bạn thấy làn da của mình trắng hơn, mỏng hơn da của mọi người xung quanh thì điều đó cũng đồng nghĩa rằng bạn sẽ dễ dàng bị bầm tím hơn.

Bạn bị viêm mạch

Đây là một căn bệnh gây tổn thương đến các mạch máu của bạn. Triệu chứng của bệnh này chính là trên da bạn sẽ xuất hiện rất nhiều những vết bầm đỏ.

Chính vì vậy, khi thấy da bạn có triệu chứng bầm đỏ bất thường, hãy tới gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị.

Bạn bị thiếu vitamin

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, việc thiếu vitamin C sẽ khiến cho các mạch máu của bạn dễ tổn thương và dễ dàng bị bầm tím hơn.

Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng khi thấy những vết bầm xuất hiện vì việc thiếu vitamin C còn phải đi kèm theo nhiều triệu chứng khác như chảy máu cam, khô tóc, ngất xỉu, kiệt sức hay chảy máu nướu răng.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]