1. Cơm rượu nếp miền Nam

Để làm món cơm rượu không quá khó, chỉ cần lưu ý vài bước cơ bản là bạn đã có món ngon ngọt lịm cho ngày 5/5 Âm lịch. Phần nước cơm rượu còn có thể để dành làm bánh bò.

Nguyên liệu:

- 500 g gạo nếp hay 2 bát con gạo nếp đầy
- 3 viên men cơm rượu, mỗi viên 2 g
- 500 ml nước lọc
- Nước, muối.

Cách làm:

Bước 1:

- Gạo nếp đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, tiếp theo để lên rổ cho ráo nước, bạn không cần phải ngâm gạo nếp qua đêm.

Bước 2:

- Cho gạo nếp vào nồi cơm thêm nửa thìa nhỏ muối, châm nước lọc xâm xấp với mặt gạo, liều lượng nước áp dụng khi nấu xôi bằng nồi cơm điện để làm men rượu, không áp dụng khi nấu xôi bình thường vì nếp khi nấu xôi để làm cơm rượu không được quá nhão và quá khô.

Bước 3:

- Bật nút nấu như nấu cơm bình thường đến khi gạo nếp chín, dùng đũa xới đều.

Bước 4:

- Men cơm rượu dùng cối giã mịn, cho vào bát.

Bước 5:

- Bạn pha sẵn nửa bát con nước ấm và hòa thêm vào 1/4 thìa nhỏ muối, để riêng.

Bước 6:

- Gạo nếp sau khi chín, để nguội bớt bạn trải đều ra mâm hay khuôn.

Bước 7:

- Bạn sờ tay thấy xôi vẫn còn hơi ấm, và không được quá nóng men rượu sẽ bị chết không lên men, dùng một cái đồ rây lỗ nhỏ, cho men rượu vào và rây một lớp men lên bề mặt xôi.

Bước 8:

- Tiếp tục lật ngược bề mặt xôi bên dưới, rây một lớp men mỏng.

- Nhúng tay vào bát nước ấm đã pha với muối, sau đó ngắt từng viên xôi đã rây men, vo tròn lại.

Bước 9:

- Làm cho hết phần xôi và men, xếp những viên men vào âu thủy tinh sạch.

Bước 10:

- Dùng màng thực phẩm bọc kín, và phủ bên trên một khăn dày, để vào nơi kín nắng và gió,

Bước 11:

- Để khoảng 3-4 ngày men cơm rượu ra nước thì bạn có thể dùng được.

 

2. Bánh bò men cơm rượu

Bánh dậy mùi thơm của men cơm rượu, đậm đà vị béo ngọt của nước cốt dừaừa, tuy dân dã nhưng được rất nhiều người thích mê.

Nguyên liệu:

- 300 g bột gạo khô
- 60 g bột năng
- 200 g đường cát trắng
- 200 ml cơm rượu còn lẫn nguyên cái
- 150 ml nước dừa tươi hay nước lọc
- 200 ml nước cốt dừa
- Nửa thìa nhỏ muối
- Màu thực phẩm hoặc nước cốt lá nếp (lá dứa) để tạo màu xanh.

3. Bánh ú nước tro

Ngày Tết Đoan Ngọ gần đến rồi, bạn hãy trổ tài làm món bánh ú tro để cúng ông bà, vị dẻo thơm của nếp hòa quyện với đỗ xanh bùi và mùi thơm đặc trưng của nước tro.

Nguyên liệu: làm được khoảng từ 20-22 cái bánh như trong hình

- 500 g gạo nếp
- 1/2 bát con đỗ xanh đã xát vỏ
- Đường, muối, nước tro
- Lá tre bạn có thể dùng lá của cây tre bương hay còn gọi là lồ ồ, loại tre này lóng dài, ống lớn, lá to
- Dây lạt để buộc hoặc dây thừng sợi nhỏ dùng trong thực phẩm.

4. Bánh men nước cốt dừa

Món bánh giòn tan, thơm mùi nước cốt dừa, bây giờ bạn có thể tự làm ở nhà mà không cần phải đi mua.

Nguyên liệu:

- 300 g bột năng khô, có thể dùng bột sắn dây nghiền thật mịn
- 2 thìa nhỏ bột gạo
- 1 thìa nhỏ bột nở hay còn gọi là bột nổi
- 100 g đường cát trắng
- 130 ml nước cốt dừa đóng hộp
- 1 ống vani.

5. Cơm rượu nếp cẩm

Mời bạn thử tự làm loại đồ ăn được ưa thích trong ngày 5/5 âm lịch của rất nhiều người.

Nguyên liệu:

- 2 bát con nếp than
- 4 đến 5 viên men, mỗi viên có trọng lượng 1,5g
- 2 thìa nhỏ muối.

Cách làm:

- Nếp đãi sạch, ngâm nếp vào thố nước lạnh có hòa lẫn một thìa nhỏ muối. Ngâm nếp 2 ngày, mỗi ngày thay nước để không bị chua.

- Men cho vào túi ni lon sạch, dùng cối cán mịn.

- Đổ nếp ra rổ cho ráo nước, cho vào chõ hấp xôi, đồ nếp chín, ăn thử thấy hạt nếp chín bên trong, và giòn rôm rốp bên ngoài thì xới đều lên, để nguội.

- Tiếp tục đồ xôi đến khi thật chín mềm. Mục đích đồ hai lần để hạt nếp bên trong chín nục, mà hạt nếp bên ngoài vẫn không bị vỡ.

- Pha nửa bát con nước lạnh với một thìa nhỏ muối, pha hơi mặn mặn để nước cơm rượu ra càng ngọt.

- Xôi sau khi chín, đổ ra mâm, dùng tay rải đều một lớp mỏng.

- Xôi để hơi ấm, tầm chừng 30 độ, nếu nóng quá men sẽ chết.

- Rảy đều men lên bề mặt xôi, rồi rảy nước muối pha, để phần xôi mềm cho men phát triển.

- Dùng một nồi sứ hay thủy tinh sạch, không dùng thố sắt hay kim loại, lót một lớp lá chuối lên trên, đục thủng ở giữa lá chuối, rồi rãi cơm nếp cẩm lên, gói kín lá chuối, đậy kín nắp.

- Để nơi kín, hoặc để gần bếp, từ 3 đến 4 ngày cơm nếp sẽ tự dậy mùi và ra nước. (Nếu không ủ bằng lá chuối, bạn có thể rải xôi đều ở thố thủy tinh sạch, dùng khăn xô sạch, ủ kín, để vào lò nướng hoặc gần bếp).

- Nếu muốn giữ cơm rượu không chín thêm thành rượu thì sang ngày thứ 4 bỏ vào trong lọ thủy tinh hay bỏ cả thố vào tủ lạnh.

- Lúc ăn múc ít cơm rượu vào cốc, thêm sữa chua. Trộn đều lên.

Theo Hạt Tiêu/Ngoisao.net