Những người tuyệt đối không nên ăn tỏi

Ăn nhiều tỏi có thể gây ảnh hưởng đến mắt, gan, thận và một số bệnh khác. Bởi vậy những đối tượng dưới đây không nên ăn tỏi...

15.6032

Ai không nên ăn tỏi?

Tỏi tía có tên khoa học là Allium sativum, củ nhỏ, tép có màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm. Tỏi tía là một đặc sản của Việt Nam mà không một giống tỏi nào trên thế giới có thể so sánh về chất lượng.

Tỏi kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi.

Tỏi diệt vi rút mạnh và không bị kháng, nhất là vi rút cúm, vi rút gây viêm họng, ho dai dẳng. Trong các trường hợp ho, viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp… dùng tỏi kết hợp với kháng sinh trị liệu thì nhanh khỏi hơn và hồi phục tốt hơn.

Làm sạch mỡ trong gan, hạ mỡ máu, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp, giảm béo bụng, kích thích hệ tiêu hoá.

Chống lão hóa cơ thể và chống ung thư.

Theo đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế...Song người ta cũng cho biết, ăn nhiều tỏi có thể gây ảnh hưởng đến mắt, gan, thận và một số bệnh khác. Bởi vậy những người dưới đây là không nên ăn tỏi:

* Người bị bệnh về mắt: Theo y học, ăn nhiều tỏi trong thời gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt và tổn thương gan. Vì vậy những người bị bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.

* Với những bệnh nhân viêm gan: Tỏi không có tác dụng trị bệnh, mà một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.

* Người bị bệnh tiêu chảy: Vì khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.

* Người bị bệnh thận: Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.


* Người có sức đề kháng yếu: Theo kinh nghiệm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu, tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý.

Những lưu ý khi ăn tỏi

- Tỏi dễ gây bỏng, kích ứng niêm mạc miệng, lưỡi, đường tiêu hóa, phân tán mùi qua hơi thở và mồ hôi.

- Nếu ăn nhiều tỏi sống, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy hơi khó chịu trong bao tử, gây xót ruột, hoặc ói mửa và tiêu chảy.

- Không nên dùng tỏi và các chế phẩm từ tỏi với liều cao và lâu dài. Sau khi dùng một thời gian dài, hãy dừng ít lâu mới dùng lại.

- Nhiều người do không biết đã chế biến tỏi ngay sau khi đập dập hoặc xắt nhỏ. Nhưng để tận dụng tối đa lợi ích của tỏi, chúng ta nên đập tỏi ở nhiệt độ phòng trước khi chế biến 15 phút.Khi đó, các enzyme có thời gian để tăng cường hiệu quả của các hợp chất có lợi cho sức khỏe trong tỏi.

Thùy Linh (t/h)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]