Những nguyên tắc đặt tên con độc đáo

GiadinhNet - Nếu bạn nổi hứng muốn đặt cho con một cái tên "tây" theo đặc trưng của một quốc gia nào đó, bạn cần phải nắm vững nguyên tắc cơ bản ghi rõ trong các điều Luật đặt tên của các nước này.

15.587

1. Thụy Điển

Có hiệu lực từ năm 1982, luật Đặt tên ở Thụy Điển được xây dựng nhằm ngăn chặn những gia đình không thuộc dòng dõi quý tộc sử dụng tên quý tộc đặt cho con cái. Suốt thời gian từ năm đó đến nay, đã có những sự thay đổi với điều luật này.

Liên quan đến việc đặt tên gọi cho con, luật quy định “Tên gọi sẽ không được chấp nhận nếu chúng gây ra sự bất tiện hoặc xúc phạm đối với người sử dụng tên gọi đó, hoặc vì những lý do hiển nhiên nào đó không phù hợp với bản chất của một tên gọi”.

Nếu bạn thay đổi tên, bạn phải giữ lại ít nhất một trong số những thành tố có sẵn của tên cũ và chỉ được phép đổi tên một lần.

Cách đây một thời gian, một gia đình đã quyết định đặt tên con là Brfxxccxxmnpcccclllmmnprxvclmnckssqlbb111163 (đọc là Albin) nhằm phản đối những quy định trong điều luật Đặt tên. Tất nhiên cái tên này đã bị bác bỏ. Gia đình này tiếp tục đề xuất một cái tên khác là “A” với cách đọc tương tự là Albin. Dẫu vậy, cái tên thứ 2 vẫn không được chấp thuận.

Điều thú vị là từ Google và Lego (tên hãng đồ chơi nổi tiếng thế giới) lại được chấp nhận cho vị trí tên đệm, trong khi các tên mang tính thần tượng như Metallica, Superman, Veranda, Ikea và Elvis lại không được chấp nhận.
 
Ảnh minh họa.

2. Đức

Ở Đức, việc đặt tên gọi cho con bắt buộc phải bao hàm trong đó giới tính của đứa trẻ, và cái tên được chọn không được phép ảnh hưởng xấu đến chủ thể. Đồng thời, bạn cũng không được phép sử dụng tên họ hoặc tên của các đồ vật hay sản phẩm để đặt cho tên gọi.

Tên bạn đề xuất cho con cái được chấp nhận hay không phù thuộc vào một văn phòng có tên gọi là Standesant đặt trụ sở tại nơi con bạn sinh ra. Nếu văn phòng này từ chối chấp nhận, bạn có thể yêu cầu “kháng án”. Nếu kháng cáo bất thành, bạn sẽ phải tìm một tên mới, và tất nhiên phải đóng thêm khoản lệ phí theo quy định. Do đó, việc đặt tên có thể sẽ khiến bạn đau đầu về tài chính nếu bạn không tìm hiểu kỹ lưỡng.

Khi thẩm định một cái tên, văn phòng Standesant sẽ sử dụng một quyển sách giống như một cuốn cẩm nang tên gọi quốc tế, đồng thời xin tư vấn từ các Đại sứ quán đối với những tên không thuần Đức. Chính vì quy trình phức tạp này mà nhiều ông bố bà mẹ luôn tìm đến những cái tên phổ biến như là Maximilian, Alexander, Marie hay Sophie.

Tên gọi Matti tại Đức sẽ không được chấp nhận vì nó không chỉ ra được giới tính. Những cái tên như Nemo hay Legolas được chấp thuận, nhưng chỉ dùng cho bé trai.

3. New Zealand

Điều luật tại New Zealand không cho phép bố mẹ đặt tên con bằng những cái tên mang tính xúc phạm, hoặc quá dài một cách phi lý, hoặc không trình bày được nguyên nhân đầy đủ, hoặc chứa đựng tên tước hiệu hay quyền cấp.

Những cái tên như Sex Fruit, Satan, Adolf Hitler, Yeah Detroit, Fish and Chips đều không được chấp nhận. Trong khi đó một số cái tên khá kỳ quặc như Number 16 Bus Shelter hay Violence và Midnight Chardonnay lại được chấp thuận.

4. Đan Mạch

Quốc gia này có một bộ luật rất chặt chẽ nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những cái tên quái dị, bất thường, đôi khi chỉ mang tính giải trí cho bố mẹ.

Thông thường tại Đan Mạch, các ông bố bà mẹ thường chọn ra tên con từ một danh sách gồm 7000 tên được thông qua từ trước. Danh sách này chỉ rõ tên nào dành cho con gái và tên nào dành cho con trai.

Nếu muốn sử dụng những cái tên không có trong danh sách, bạn phải có sự đồng ý từ nhà thờ địa phương, sau đó tên này sẽ được thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền. Những cái tên thông thường mà có cách viết sáng tạo hay phá cách về chính tả thường không được duyệt.

Luật quy định tên con trai và con gái phải thể hiện được rõ giới tính, không được phép sử dụng tên họ làm tên gọi. Mỗi năm có khoảng 1100 tên được xem xét lại và có khoảng 15-20% tên đăng ký bị từ chối. Ngoài ra, Đan Mạch cũng có những điều luật nhằm bảo vệ những tên học hiếm mang tính truyền thống quốc gia.

5. Trung Quốc

Hầu hết trẻ em Trung Quốc đều được đặt tên trên cơ sở tên đó có thể soi trên hệ thống dữ liệu chứng minh thư nhân dân quốc gia. Chính quyền thường đề xuất những cái tên dễ đọc, đặc biệt khuyến khích những tên sử dụng chữ viết Giản Thể (ít nét và đơn giản hơn khi viết) thay vì chữ Phồn Thể.

Chữ số và các ký hiệu không thuần tiếng Trung không được phép sử dụng đặt tên. Ngoài ra, những ký tự nào không thể hiện được trên máy tính cũng không được chấp nhận. Hiện nay mới chỉ có 13.000 trong tổng số 70.000 ký tự tiếng Trung có thể đọc được trên máy tính.

Chính vì lý do này mà nhiều gia đình đã phải đổi tên con để tiện cho việc làm chứng minh thư nhân dân. Một trong số đó là ký hiệu @ vốn đã từng được ưa thích bởi nhiều gia đình yêu công nghệ, vì @ được đọc giống với cụm /ai-ta/, nghĩa là /yêu con/.

Hải An

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]