Những phương pháp giúp bà bầu giảm đau khi chuyển dạ

Chuyển dạ là một quá trình đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ thai nghén, sau 38 - 40 tuần “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đoạn “đẻ đau”.

15.599

Giảm đau khi chuyển dạ bằng cách nào?

TS-BS Lê Thị Thu Hà - BV Từ Dũ TP.HCM chia sẻ trên Báo Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh, ở người sinh con rạ, thời gian chuyển dạ kéo dài từ 6 - 12 giờ; ở người mới sinh con lần đầu, thời gian có thể tăng lên gấp đôi, từ 12 - 24 giờ. Dù vậy, cũng có người chuyển dạ nhanh hơn.

Lúc mới chuyển dạ, cơn gò tử cungg thường nhẹ và thưa, khoảng mười phút mới xuất hiện hai - ba cơn gò nên ít đau. Về sau, cơn gò xuất hiện nhiều hơn với thời gian dài hơn và cường độ mạnh hơn, làm sản phụ đau nhiều. Do cảm giác đau ở mỗi người khác nhau nên có người đau ít, người đau nhiều, quan trọng là do tâm lý, khả năng chịu đau của mỗi người.

Có nhiều phương pháp giảm đau trong chuyển dạ, từ các phương pháp không dùng thuốc như: thư giãn, tập thở, liệu pháp tâm lý, sinh lý, thôi miên, châm cứu… đến các phương pháp dùng thuốc mê, thuốc giảm đau, rồi đến các phương pháp gây tê vùng, gây tê trục thần kinh, gây tê đám rối, gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống hay kết hợp giữa gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống…

Mỗi phương pháp đều có những ưu khuyết điểm riêng, nhưng nói chung các phương pháp giảm đau trong chuyển dạ góp phần giúp cho việc sinh nở trở nên dễ dàng, thuận lợi.

Hiện nay, phổ biến nhất ở các cơ sở sản khoa là phương pháp gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống. Ưu điểm của phương pháp này là giúp giảm đau nhanh. Hiệu quả của thuốc chỉ khu trú một vùng nên sản phụ vẫn cảm nhận được toàn bộ quá trình chuyển dạ và sinh con của mình.

Nếu thực hiện đúng kỹ thuật và chỉ định, việc gây tê ngoài màng cứng hầu như không ảnh hưởng gì về sau. Một số tác dụng phụ có thể gặp như chóng mặt, đau đầu nhẹ, hạ huyết áp, lạnh run, buồn nôn, nôn, đau lưng, rối loạn chức năng bàng quang…

Tuy nhiên, các biến chứng này có thể dự phòng được bằng kỹ thuật của các bác sĩ và tôn trọng các chống chỉ định. Những chống chỉ định của gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống bao gồm: dị ứng với thuốc tê nhóm amide, tụt huyết áp nặng chưa điều chỉnh được, đang dùng thuốc chống đông máu, viêm cấp tính, nhiễm trùng huyết, bệnh lý thần kinh - tủy sống, bệnh cột sống như lao, u bướu…

Theo TS-BS Lê Thị Thu Hà, nếu sợ đau khi sinh và thuộc đối tượng không thể áp dụng kỹ thuật dùng thuốc, sản phụ nên đến bệnh viện để được tư vấn và áp dụng các phương pháp không dùng thuốc. Dù không giảm đau như phương pháp dùng thuốc nhưng cũng giúp cuộc sinh nở nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tuyệt đối không sử dụng bừa bãi các bài thuốc giúp giảm đau, chuyển dạ nhanh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bà bầu thở và rặn đúng cách khi chuyển dạ

Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Từ Dũ cho biết, thai phụ cần biết cách thở và biết cách rặn có hiệu quả, không rặn sớm quá hay rặn không đúng sẽ làm cho cuộc chuyển dạ kéo dài gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con như: Bé bị ngạt trong bụng mẹ, mẹ bị mệt, tổn thương phức tạp đường sinh dục, chuyển dạ kéo dài gây băng huyết sau sanh…

Cách thở được hướng dẫn như sau:

Dựa theo tính chất chu kỳ của cơn gò tử cung, sản phụ sẽ chú ý, tập trung vào hơi thở:

- Khi bắt đầu cảm nhận đau, nghĩa là khi bắt đầu thì co, có cơn co xuất hiện thai phụ nên tập trung vào hơi thở để tập thở nhanh dần. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần ở thì kéo dài.

Cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn. Ở thì thở ra làm sao tạo được tiếng rít gần như tiếng rít, tiếng huýt sáo nhỏ. Đến khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần.

- Ở thì nghỉ giữa các cơn co tử cung, thai phụ nên thở sâu và nhẹ nhàng bình thường để lấy lại năng lượng đã bị mất đi khi thở nhanh, nông ở thì co và tích trữ năng lượng cho lần thở của cơn đau kế tiếp… . Nên thư giãn toàn thân là tốt nhất.

Nên đọc

Khi bác sĩ cho phép đươc rặn, thai phụ nên tập rặn đúng cách thì mới có hiệu quả đẩy thai ra khỏi bụng mẹ và ống sinh dục được. Rặn không hiệu quả, giai đọan xổ thai kéo dài sẽ làm mất sức người mẹ và em bé có thể bị ngạt ngay khi chưa kịp sinh ra.

Cách rặn được hướng dẫn như sau:

- Khi cảm nhận được cơn co tử cung: bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau: Thai phụ nên hít vào một hơi thở thất sâu. Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sanh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sanh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài.

Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi hết cảm thấy đau bụng nữa. Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sanh và phần mông phải cong lên phía trước. Đặt biệt là phải giữ để khi rặn thì miệng không được phát ra bất cứ âm thanh nào.

- Giữa 2 cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.

Ở người con so, cuộc rặn sanh như vậy thường kéo dài từ 30 - 40 phút chia thành nhiều đợt rặn. Sau đó mới xổ thai được. Ở người con rạ thì cuộc rặn ngắn hơn từ 20 - 30 phút.

Thuốc tham khảo: Elevit

Giảm 92% rủi ro các bệnh liên quan đến ống thần kinh như tật nứt đốt sống cho bà bầu & thai nhi. Thuốc Elevit cũng giúp bà bầu ngăn ngừa thiếu chất sắt hữu hiệu và hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện bộ não thai nhi.

Thùy Linh





Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]