Những phương thuốc trị bệnh cảm cúm

Khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cũng là lúc những bệnh như cảm cúm phát triển mạnh. Tuy dễ mắc dễ khỏi nhưng cảm cúm khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến đời sống và công việc.

15.6037

Các loại bệnh cảm cúm thường gặp và thuốc chữa trị

Trang Dân trí dẫn tin theo TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRUNG ƯƠNG cho biết, có 2 loại cảm cúm thường gặp là cảm cúm thường và cảm cúm có ho. Người bệnh cần phân biệt 2 loại cảm cúm này để chọn thuốc điều trị cho đúng:

+Cảm cúm thường: sẽ có 3 biểu hiện là hắt hơi, sổ mũi/nghẹt mũiđau nhức mình mẩy. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần dùng các loại thuốc điều trị cảm cúm 3 thành phần như Phenylephrine, Hydrochloride (PE) giúp giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; Paracetamol giúp giảm đau nhức, hạ sốt; Caffeine vừa tránh cơn buồn ngủ vừa giúp tăng hiệu quả giảm đau, hạ sốt của Paracetamol.

+Cảm cúm có ho: thường có 6 triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi/nghẹt mũi, đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau rát họng, ho và sốt cao.

Lúc này, bạn nên lựa chọn những loại thuốc có 6 thành phần tương ứng để điều trị như: Phenylephrine, Hydrochloride (PE); Paracetamol; Caffeine; Noscapine; chất giúp long đờm như Terpin Hydrat và Vitamin C. Đây là 6 thành phần lý tưởng để trị cảm cúm có ho việc chủ động bổ sung Vitamin C trong thành phần thuốc sẽ giúp người bệnh lấy lại sức đề kháng nhanh chóng.

Các bài thuốc chữa trị cảm cúm từ thực phẩm

Theo Báo Giáo dục Việt Nam, có một số bài thuốc chữa trị cảm cúm bằng những nguyên liệu rất rẻ tiền mà đem lại hiệu quả.

+Bạc hà:

Bạc hà khô 20g, tỏi 10g, hương nhu khô 20g, hạt mùi khô 5g. Cho 3 bát nước, đun sôi kỹ còn 1 bát là được. Lấy một nửa bát nước thuốc cho bệnh nhân uống. Phần còn lại bịt kín nồi thuốc chỉ để 1 lỗ thủng nhỏ cho hơi thuốc bay ra, bệnh nhân ngồi ngửi hơi thuốc đó, khi hết hơi nóng thì thôi, ngày làm 1 lần, làm 2 ngày liền.

Nếu cảm cúm có sốt nóng, rét, đau đầu, sổ mũi, đau nhức chân tay, cần dùng bài thuốc sau: Bạc hà khô 5g, cúc hoa vàng khô 10g, kinh giới khô 5g, kim ngân khô 15g. Sắc thuốc xong chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn, cần uống 3 ngày liền.

Chú ý, không nên dùng bạc hà cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người mắc bệnh cao huyết áp.

+Kinh giới:

Chữa cảm cúm, đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g, gừng sống 10g. Hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.

+Hành:

Thuốc chữa cảm cúm, sốt nhẹ, nhức đầu: Hành 15g, (cả củ, rễ, lá) rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ. Cả hai cho vào cháo loãng nóng quấy đều cho bệnh nhân ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30g, gừng tươi 20g, chè búp (khô) 8g, tía tô 6g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Thuốc tham khảo: Panadol Cảm cúm Extra

Panadol Cảm Cúm Extra giảm hiệu quả các triệu chứng phổ biến của cảm lạnh và cảm cúm bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, khó chịu, nghẹt mũi, ho, đau họng nhẹ và đau đầu.

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống 2 viên mỗi 6 giờ, không dùng quá 8 viên trong 24 giờ. Không nên sử dụng cùng các thuốc khác có chứa paracetamol. Không dùng quá liều chỉ định.

Thùy Linh

Nên đọc



Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]