Những quan niệm sai lầm chúng ta vẫn nghĩ về bệnh cảm cúm

Dưới đây là những quan niệm sai lầm chúng ta vẫn nghĩ về bệnh cảm cúm, các bạn hãy tham khảo để hiểu đúng hơn về bệnh này nhé

15.5846

Quan điểm: Cảm cúm đi kèm với buồn nôn

Thực tế: Buồn nôn không phải là đặc trưng của bệnh cúm. Cảm cúm là bệnh đường hô hấp và phổi là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu có dấu hiệu sốt nhẹ, sổ mũi nghẹt mũi, đau nhức, rất có thể bạn đang bị cảm nhẹ.

Quan điểm: Cúm dễ lây và không thể phòng ngừa.

Thực tế: Bạn có thể phòng ngừa cúm bằng ba cách sau:

– Tránh xa người bị cúm.

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn.

– Tiêm ngừa cúm: Tiêm chủng làm giảm tỷ lệ mắc bênh, thời gian và mức độ lây nhiễm bệnh.

Quan niệm: Đi mưa, mặc quần áo ướt làm gia tăng khả năng mắc bệnh cúm.

Thực tế: Thời tiết lạnh không gây ra cảm cúm nhưng vi-rút sẽ mạnh hơn nên bạn có nguy cơ lây nhiễm cao. Vì thế, dù ở ẩn trong nhà, cúm vẫn có thể “gõ cửa” bạn.

Quan niệm: Tiêm ngừa cúm sẽ miễn nhiễm với bệnh này.

Thực tế: Vắc-xin chỉ có hiệu quả khoảng 50-70%, người tuổi càng cao với hệ thống miễn dịch kém thì hiệu quả của vắc-xin càng giảm. Tuy nhiên, vắc-xin vẫn có thể làm bệnh nhẹ hơn và ngăn ngừa biến chứng.

Quan niệm: Không nên tắm khi bị cảm cúm.

Thực tế: Nên tắm nước ấm dưới vòi hoa sen vì hơi nước giống như một loại thuốc giúp thông mũi khi bạn nghẹt mũi.

Quan niệm: Tôi có phải nhập viện khi quá mệt?

Thực tế: bạn nên nhập viện ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, thở hụt hơi, liên tục nôn mửa, tiêu chảy nặng, có dấu hiệu mất nước như khô lưỡi, khô miệng, không đi tiểu trong vòng 6-8 giớ, nước tiểu rất vàng, cứng cổ, mắt nhạy cảm với ánh sáng, co giật và lú lẫn.

Quan niệm: Khi mới có dấu hiệu cảm cúm, nên dùng thuốc loại mạnh cho “tiệt nọc” bệnh cúm.

Thực tế: Bạn không nên dùng thuốc liều cao ngay lập tức vì có thể dẫn đến nhờn thuốc, lạm dụng thuốc. Bạn càng không thể bỏ qua thuốc vì sẽ khiến bệnh dai dẳng, lây lan nhiều hơn.

Nếu cảm nhẹ với ba triệu chứng hắt hơi, sổ mũi nghẹt mũi, đau đầu kèm sốt nhẹ hoặc nhức mình, bạn nên chọn thuốc có chứa ba thành phần chủ yếu như Paracetamol giúp giảm đau, hạ sốt, caffeine giúp giảm dị ứng đường hô hấp và Phenylephrine (PE) làm co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi.

Cảm nặng có sáu triệu chứng như sốt cao kèm đau nhức toàn thân, ho, đau họng, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi. Thuốc điều trị cần chứa ba thành phần trên và có thêm Noscapine giảm ho, terpin hydrate giúp long đờm và vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]