Những quy tắc phải nhớ khi ăn tỏi để không hại sức khỏe

Tỏi là gia vị không thể thiếu trong bữa cơm người Việt. Thế nhưng, những sai lầm khi sử dụng tỏi thường khiến bạn không đạt được lợi ích vốn có của nó mà còn rước bệnh vào người.

15.6135

Tỏi có những lợi ích gì?

Cải thiện các bệnh liên quan đến tim mạch: Tiêu thụ tỏi tốt cho tim mạch vì nó giúp giảm cholesterol và hạ huyết áp, ngăn chặn đột quỵ và các bệnh liên qua đến tim. Ngoài ra, nó còn làm sạch động mạch, tĩnh mạch và thúc đẩy máu lưu thông.

Ngăn ngừa đông máu: Ăn tỏi sống thúc đẩy quá trình sản xuất nitric oxide trong máu, làm tan máu đông, hỗ trợ cho việc giãn nở mạch máu.

Giảm cholesterol: Cholesterol gồm hai loại: HDL tốt cho sức khỏe và LDL gây hại cho máu. Allicin trong tỏi tốt cho máu và tim mạch vì nó ngăn chặn lượng LDL tăng, giúp giảm cholesterol. Bạn nên tiêu thụ nhiều tỏi dưới dạng sống hoặc chín khoảng 3-4 lần/ tuần để cơ thể thêm khỏe mạnh.

Ảnh minh họa.

Phòng chống ung thư: Tính chất chống ung thư tự nhiên của tỏi được chứng minh là tốt cho hệ miễn dịch. Nó có khả năng ngăn chặn nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư ruột kết, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Ngoài ra, loại củ này còn có thể tiêu diệt các tết bào ung thư trong cơ thể.

Chống nhiễm trùng: Vitamin C, B6, allicin, kali, canxi, selen, magiê và flavonoid trong tỏi chống nhiễm trùng rất tốt. Các chất này còn tiêu diệt vi khuẩn, virut, tế bào nấm candida hiệu quả.

Giảm lượng đường trong máu: Do tác dụng tăng lượng insulin trong máu nên tỏi có ích đối với những người bị tiểu đường. Tuy nhiên, đây chỉ là loại thực phẩm hỗ trợ, không thể loại bỏ bệnh tiểu đường hoàn toàn, vì thế bạn nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị tốt hơn.

Những trường hợp không nên ăn tỏi

Đang có vấn đề về gan: Bạn nên biết, một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn. Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, cản trở việc điều trị bệnh gan.

Ảnh minh họa.

Đang bị tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.

Sức đề kháng yếu: Tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý tránh ăn tỏi.

Có nên nấu chín tỏi?

Bạn có thể dùng tỏi đã nấu chín như một gia vị cho món ăn của mình. Tuy nhiên, việc nấu chín đã phá hủy thành phần hoạt chất của tỏi - allicin.

Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống.

Ảnh minh họa.

Nhưng, nó bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.

Để tỏi vẫn giữ được tác dụng chữa bệnh khi dùng tỏi để nấu ăn bạn nên lưu ý như sau: nghiền nát tỏi, đợi ít nhất 10 phút sau mới cho vào nấu ăn.

Điều này sẽ tăng thêm sự hình thành của chất allicin, đảm bảo sự tổng hợp tối đa của allicin và cũng làm cho nó chịu nhiệt tốt hơn. Sau đó đun lửa nhỏ trong thời gian ngắn khoảng 15 phút.

Dùng tỏi bột thay tỏi tươi?

Chúng ta đều biết bóc và đập tỏi chẳng phải vui thú gì, nhưng hãy tập làm cho quen. Sự khác biệt giữa bột tỏi và tỏi tươi sẽ thay đổi hoàn toàn mùi vị món ăn mà bạn nấu đấy.

Chi Chi/ Người Đưa Tin

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]