Những suy nghĩ "ngớ ngẩn" về chăm sóc sức khỏe

Rất nhiều quan niệm trong số đó được biết đến rộng rãi và được tin như một sự thật hiển nhiên. Cùng điểm lại một vài những ý nghĩ sai lầm về cách chữa bệnh "ngớ ngẩn" mà không phải ai cũng biết qua nghiên cứu dưới đây. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6018
  • 1

    Không nên ngả đầu ra sau khi bị chảy máu cam

     Chắc hẳn bạn đã từng chứng kiến hoặc trải nghiệm việc bị chảy máu cam. Hầu hết việc đầu tiên tất cả mọi người sẽ làm là bóp mũi, ngửa đầu ra đằng sau để máu không chảy ra. Nhưng thật sự, việc này không hề có ích như bạn tưởng.
     

    Nếu xét trên khía cạnh bạn bảo vệ được chiếc áo mới mua khỏi những vết bẩn thì việc làm này cũng có ý nghĩa phần nào. Tuy nhiên, vết máu trên áo có thể dễ dàng bị loại bỏ. Thứ mà bạn phải trả giá nhiều hơn cho hành động này là việc máu chảy ngược lại vào cổ họng gây ngạt thở hoặc đi vào dạ dày
     
    Có thể nhiều người sẽ nhủ thầm, đằng nào máu cũng chảy trong cơ thể mình, sự thật là máu trong dạ dày sẽ gây ra các kích ứng và làm bạn nôn mửa.
  •  Do đó, thay vì ngửa cổ ra sau, việc bạn nên làm là ngồi xuống, kẹp mũi và nghiêng người về phía trước. Lý do là bởi nghiêng về phía trước sẽ làm máu không thể chảy ngược vào cổ họng, ngồi xuống để tránh tình trạng hoạt động nhiều làm máu cam trong mao mạch mũi chảy ra nhiều hơn. Hầu hết quá trình vỡ mao mạch mũi sẽ dừng lại trong vòng 10 phút, cơ thể sẽ tìm cách để tự chữa lành các vết thương này.
  • 2

    Khi bị ngộ độc, đừng cố kích thích cổ họng để nôn ra

     Giả dụ bạn chẳng may uống nhầm một cốc sinh tố lâu ngày, chai nước ngọt hết hạn hay sử dụng nhầm thuốc... chắc chắn, việc đầu tiên mà bạn cố gắng làm sẽ là làm sao để nôn chúng hết ra ngoài. Tuy nhiên, bạn có biết, việc đưa chúng ra ngoài bằng đường cổ họng có thể làm sự việc trở nên trầm trọng hơn. 


    Nếu nhân tố nuốt vào cơ thể mang tính kiềm hoặc acid, nó sẽ làm tổn thương mọi bộ phận trên đường đi. Sự thật là dạ dày của bạn cũng là một túi đựng acid, có thể chịu đựng được phần nào các nhân tố lạ nhưng phổi hay cổ họng lại không có được khả năng tương tự.
     
     
    Nếu bị ngộ độc, việc bạn nên làm lúc đó là nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện rửa ruột. Lý do là bởi rất có thể, việc thực hiện sơ cứu sẽ càng làm người bệnh nguy hiểm hơn mà thôi. 
  • 3

    Tắm nước lạnh không làm tỉnh rượu

     Một đêm ăn chơi vui vẻ cùng bạn bè chắc không thể thiếu được rượu và những cơn say. Việc duy nhất bạn còn nhớ sẽ chỉ là một giấc ngủ ngon lành đến tận buổi trưa hôm sau. Có nhiều người cần đầu óc phải tỉnh táo để giải quyết công việc nên đã chọn cho mình giải pháp đi tắm nước lạnh để làm cơn say tan đi.


    Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, việc làm này không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm chúng trở nên trầm trọng hơn. 
     
    Đó là bởi, hành động tắm ngay sau khi say rượu sẽ khiến gan không kịp bổ sung lượng đường gluco tiêu hao trong máu, lại thêm bị kích thích bởi nước lạnh, khiến huyết quản co vào, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh, nặng sẽ tử vong. 
     
     
    Dù vậy, không có gì đảm bảo rằng công viêc bạn hoàn thành khi say sẽ cho ra kết quả như ý, do đó tốt nhất là bạn hãy ngủ một giấc rồi mới bắt tay vào làm việc.
  • 4

    Đừng cố làm lạnh vết bỏng

     Phần lớn chúng ta sẽ mường tượng về nguyên lý lạnh và nóng sẽ triệt tiêu lẫn nhau và cố gắng dùng túi chườm đá để giảm đau khi bị bỏng. Khi đó, cảm giác đau sẽ bị đẩy lùi bởi đá lạnh có khả năng làm tê liệt dây thần kinh cảm giác tại vết thương. 
     
    Tuy nhiên, một thí nghiệm trên chuột đã chỉ ra rằng, làm lạnh vết bỏng thậm chí còn gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc để vết thương tự phục hồi.
     

    Cái lạnh đột ngột sẽ khiến các mao mạch ở vết thương co lại, hạn chế máu đến nuôi dưỡng vùng tổn thương, gây hoại tử và lâu liền.
     
    Cách mà chúng ta chịu kích ứng lạnh cũng không hề khác cảm giác bỏng chút nào, do đó vết thương sẽ phải hứng chịu tổn thất về tế bào lớn hơn. Nếu đứng trên lập trường logic tương tự, chắc hẳn những người bị nhiễm lạnh sẽ phải lao vào lửa để giảm đau.
  • 5

    Nước tiểu không chữa được vết sứa đốt

     Nhiều người tin rằng, nước tiểu có thể giảm buốt ở các vết thương do sứa đốt. Tuy nhiên, đây thực sự là một ý nghĩ sai lầm. Sự thật là dùng nước tiểu trị vết sứa đốt sẽ làm cho vết thương trở nên đau đớn hơn. 
     

    Lý do là bởi các tế bào sứa tiêm vào cơ thể sẽ bị kích thích bởi nước ngọt và tiết ra chất độc thấm vào cơ thể. Điều quan trọng, nước ngọt chiếm thành phần lớn trong nước tiểu cho nên cách chữa trị này là hoàn toàn vô ích.
     
     Bị nọc sứa chích là một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất bởi bạn sẽ cảm giác đau, giằng xé đến tột cùng. Biện pháp bạn có thể dùng để giảm bớt cảm giác đau là gạt phần nọc sứa khỏi vết thương bởi vật cúng và rửa vết thương với nước mặn thay vì nước ngọt thông thường. Nước mặn sẽ ngăn chặn sự hoạt động của nọc sứa và giảm đau.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]