Những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây sả

(Emdep.vn) - Sả là cây thân cỏ, sống lâu năm; chiều cao từ 0,5 – 1 mét có tác dụng chữa bệnh .

15.5934

Những ngày tháng 8, khi thời tiết chuyển sang thời điểm giao mùa. Đối với những người có sức đề kháng kém rất dễ bị nhiễm một số loại bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, ho,… Vì vậy, nếu trong vườn nhà có một vài búi sả sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm các bệnh nói trên.

Sả là một cây thân cỏ, thuộc họ Poaceae, nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm và nhiệt đới. Tại Châu Á, loại cây này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực đông y; đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia,... Để chế biến thành thuốc có rất nhiều cách như sấy khô và tán thành bột để sử dụng lâu dài hoặc đun lên sắc nước uống, xông hơi. Riêng phần thân có thể dùng làm gia vị ướp, chế biến các món ăn hoặc có thể ăn sống.

     

Bên cạnh đó, loại cây này còn có tác dụng trừ tà, đánh tan mùi hôi nên có thể dùng đun nước để tắm, gội đầu.

1. Vị thuốc quý để tiêu hóa tốt

Cây sả là một loại cây có tác dụng chữa bệnh khá tốt, đặc biệt là tinh dầu sả. Loại tinh dầu này có khả năng ép khí ra từ trong ruột, ngăn ngừa sự đầy hơi, khó tiêu, chống hôi miệng. Chỉ cần lấy tinh dầu sả pha với 3 – 4 giọt nước đun sôi để nguội và uống sẽ có tác dụng rõ rệt.

Đối với những người bị nóng trong, tiêu chảy, buồn nôn,… cũng áp dụng phương pháp nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu sả sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Riêng đối với trẻ em dưới 1 tuổi không được áp dụng bài thuốc này bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ.

2. Vị thuốc không thể thiếu để giải cảm vô cùng hiệu quả

Ngay từ xa xưa, những người lớn tuổi đã biết phối hợp các loại cây có trong vườn nhà để tạo thành bài thuốc giải cảm rất tốt.

Khi bị cảm lạnh, chỉ cần lấy lá sả, bạc hà, kinh giới, tía tô, bưởi, ngải cứu cho vào nồi đun sôi, trùm chăn xông để toát mồ hôi. Sau đó, có thể dùng nước lá xông lau mồ hôi rồi thay quần áo sẽ có tác dụng giải cảm rất nhanh. Nếu được ăn kèm với một bát cháo hành, lá tía tô sau khi xông, hiệu quả tăng lên rõ rệt.

3. Trị rối loạn kinh nguyệt:

Đối với những phụ nữ kinh nguyệt không đều hoặc hay bị đau bụng kinh, bài thuốc từ cây sả nên “thuộc lòng”. Chỉ cần lấy bột tiêu đen trộn với vài giọt tinh dầu xả rồi uống sẽ có tác dụng tức thì.

Đối với những phụ nữ chịu được mùi hăng của loại cây này, chỉ cần lấy thân sả tươi đập dập pha với nước đun sôi để nguội hoặc đun lên rồi lấy nước uống giúp giảm đau bụng, điều hòa kinh nguyệt.

4. Trợ thủ đăc lực của gan và hệ tiêu hóa

Không chỉ dùng làm thực phẩm chế biến các món ăn, khi ăn sả sống cũng có tác dụng giải độc cơ thể bởi loại cây này giúp tăng số lần đi tiểu tiện, bài trừ các chất độc ở gan và hệ tiêu hóa.

Đối với những người thường xuyên phải đi tiếp khách, tiếp xúc nhiều với bia, rượu; trong gia đình nên dự trữ một vài củ sả. Chỉ cần lấy sả giã nát, pha với nước uống giúp giải rượu rất nhanh; đặc biệt khi tỉnh dậy sẽ hạn chế bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

5. Giảm rụng tóc đối với phụ nữ

Khi cuộc sống ngày càng phát triển, việc tiếp xúc với bụi bẩn là điều không thể tránh khỏi. Ngày nay, thay vì dùng dầu gội đầu, nhiều phụ nữ thường mua sả về kết hợp với quả bồ kết đun lên để gội đầu. Việc này sẽ làm giảm lượng gàu bám trên da đầu, tóc đen, bóng mượt; tránh nguy cơ rụng tóc, lưu thông máu hiệu quả và giảm đau đầu.

6. Giảm buồn nôn ở phụ nữ khi mang thai

Khi mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu của thai kì, hầu hết các phụ nữ đều bị chóng mặt; buồn nôn và được bác sĩ chỉ định là không dùng thuốc. Để hạn chế điều này, chỉ cần mua sả tươi về băm nhỏ rồi đun nước uống hàng ngày sẽ làm giảm triệu chứng buồn nôn, tốt cho tiêu hóa.

Đối với những người bị bệnh đau răng, cũng có thể áp dụng bài thuốc trên sẽ giảm đau nhức, chống viêm vô cùng hiệu quả.

 

 

Hoàng Sa
(Theo Congluan)
 
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]