Những tác hại của mì ăn liền

Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

15.6014

Mỳ ăn liền là đối thủ "khó xơi" với hệ tiêu hóa

Người đưa tin cho biết, tiến sĩ Braden Kuo (Bệnh viện cộng đồng Massachsetts, Mỹ) đã sử dụng một chiếc camera siêu nhỏ để dẫn chứng điều gì xảy ra bên trong dạ dày và đường tiêu hóa sau khi chúng ta tiêu thụ mỳ ăn liền. Kết quả, những sợi mỳ ăn liền khi được đưa vào cơ thể con người sẽ không dễ dàng phân hủy sau 2 giờ ăn.

Do vậy, mỳ ăn liền được cho là một đối thủ "khó xơi" đối với hệ tiêu hóa, khiến chúng phải làm việc và hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa. Điều này hoàn toàn khác khi chúng ta ăn các loại mỳ tự làm.

Hư thận, hại xương

Cũng theo Sức khỏe và đời sống, một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Dị ứng phụ gia

Trong mì ăn liền thường chứa một phụ gia gọi là MSG (monosodium glutamate monohydrate), đây là loại phụ gia tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác tối đa. Thế nhưng, trên thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp di ứng MSG do dùng nhiều mì ăn liền. Các triệu chứng bao gồm:

- Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay

- Buồn nôn, khó thở, uể oải

- Đau đầu, đau ngực

- Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt

- Bị tê tay chân.

Thiếu dinh dưỡng

Chính vì là một thực phẩm khó phân hủy mà sau mỗi lần ăn mỳ ăn liền, bạn cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mỳ ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột.

(Ảnh minh họa)

Dùng nhiều mỳ ăn liền không những khiến bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.

Mỳ ăn liền chứa chất gây ung thư?

Bên cạnh Natri và chất phụ gia TBHQ, mì ăn liền còn chứa nhiều thành phần khác như: bột mì, dầu cọ, muối, bột ngọt, gia vị, đường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bột ngọt trong mỳ ăn liền có khả năng kích thích tế bào thần kinh, khiến bộ óc chúng ta bị tổn thương, thậm chí gây tử vong. Nó cũng có thể gây ra các căn bệnh như Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh Lou Gehrig...

Thậm chí, theo một báo cáo năm 2012 của cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hàn Quốc đã tìm thấy chất Benzopyrene (một chất gây ung thư) trong 6 loại nhãn hiệu mỳ ăn liền của công ty Nong Shim.

Ăn mì ăn liền dễ mắc hội chứng chuyển hóa

Cũng theo VTCNews cho biết, một nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí Journal of Nutrition chỉ ra rằng những phụ nữ tiêu thụ nhiều mì ăn liền có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa so với những người ăn ít hơn, bất kể họ có thực hiện chế độ ăn uống hoặc tập thể dục hợp lý đi chăng nữa.

Cụ thể hơn, phụ nữ ăn mì ăn liền hơn 2 lần 1 tuần thì có 68% mắc hội chứng chuyển hóa, thông qua các triệu chứng như: béo phì, huyết áp cao, áp lực máu cao, nồng độ Choleseterol HDL thấp.

Đáng nói hơn, người nào tiêu thụ mì ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]