Những thói quen không tốt khi dùng điện thoại

Điện thoại đã và đang trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng cái gì cũng có hai mặt, không thể phủ nhận điện thoại đem đến rất nhiều cái lợi nhưng sẽ là dối lòng nếu như nói rằng nó chẳng có gì hại. Dưới đây là các rủi ro mà bạn đọc nên tránh khi sử dụng với điện thoại.

0
  • 1
    Sử dụng điện thoại khi nhậu
     
    Tốt nhất là khi đang trên bàn nhậu và thưởng thức rượu bia cùng bạn bè hay đối tác, bạn hãy cố gắng tránh việc sử dụng điện thoại để gọi điện, nhắn tin.... Nhiều người đã từng uống nhiều đến nỗi để quên chiếc điện thoại đắt tiền của mình tại quán nhậu cứ thế mà về nhà để rồi tiếc lên tiếc xuống. Hoặc có người lại bị mất kiểm soát vì bia rượu mà đã gọi cho ai đó rồi nói những điều mà lẽ ra mình không nên nói. Cẩn thận không bao giờ là thừa.

  • 2
    Mở điện thoại lên trong vô thức

    Chắc hẳn là bạn đã có đôi lần rút điện thoại từ túi ra, mở lên mà chẳng biết làm gì, vuốt vuốt màn hình qua vài trang ứng dụng rồi lại khóa máy sau đó đút vào túi. Đây là thói quen vô thức cũng như chẳng giúp được gì cho bạn cả. Nhiều khi nó lại gây tốn thời gian hay làm cắt mất dòng suy nghĩ của mình cho công việc. Thế nên nếu đang mắc phải thói quen xấu này thì bạn hãy lên kế hoạch để từ bỏ nó càng sớm càng tốt.

  • 3
    Dùng điện thoại để làm phiền người khác
     
    Điện thoại hay máy tính bảng đem lại cho chúng ta cơ hội để kết nối với mọi người mọi lúc mọi nơi nhất là trong bối cảnh các mạng xã hội đang ngày một phát triển và nở rộ. Nhiều người có thói quen sử dụng mạng xã hội để than vãn nhiều chuyện với bạn bè của mình, điều đó có thể hiểu được nhưng đôi khi một số người dùng lại than vãn quá lố khiến người khác cảm thấy như bị làm phiền. Hẳn là bạn cũng chưa quên các vụ việc mà cộng đồng mạng lên án hay bức xúc trước nhiều status mang trạng thái tiêu cực, chửi rủa của một số bạn trẻ. Đáng chú ý trong số đó là việc một bạn gái đã lên mạng chửi mẹ mình thậm tệ khi bà không mua cho iPhone.


    Dùng điện thoại để than vãn quá lố trên Facebook hoàn toàn không tốt chút nào.
     
    Do đó mà bạn cũng nên cẩn trọng hơn trong việc chia sẻ mọi cảm xúc trên mạng xã hội đặc biệt là khi việc chia sẻ trên mạng xã hội trở nên quá dễ dàng với các thiết bị di động như smartphone hay tablet. Đừng khiến mình trở thành trò hề trong mắt mọi người.
  • 4
    Điện thoại tự động quay số hay nhắn tin
     
    Dù được trang bị tính năng khóa bàn phím điện thoại nhưng thỉnh thoảng vẫn có trường hợp mà điện thoại của bạn tự động gọi hay nhắn tin đến số người khác mà bạn không biết. Rủi ro là không thể kiểm soát hết được vậy nên chúng ta vẫn nên cẩn thận khóa máy lại cho chắc rồi hãy cất vào túi.

  • 5
    Sử dụng điện thoại khi đang nói chuyện hoặc ở nơi công cộng
     
    Khi nói chuyện với một ai đó hay khi đang ở nơi công cộng như rạp chiếu phim hay phòng hát thì tốt nhất là bạn nên để điện thoại ở chế độ im lặng và hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại. Bởi hành động này không chỉ gây ra cảm giác thiếu tôn trọng với người mình đang nói chuyện mà còn khiến cả những người khác đánh giá sai về bạn. Ngoài ra việc nghe điện thoại cũng rất dễ khiến bạn bị "đứt mạch" khi đang thưởng thức phim ảnh hay nói chuyện với người đối diện.

  • 6
    Dùng điện thoại để xem các nội dụng độc hại
     
    Việc chia sẻ một đoạn phim hay một bức ảnh trên mạng Internet ngày đã trở nên rất dễ dàng và càng dễ dàng hơn nữa bởi smartphone hay tablet đã được trang bị kết nối 3G giúp người dùng có thể online 24/24. Xem những nội dung như thế ngay trên điện thoại của mình cũng không đem lại nhiều lợi ích mà trái lại còn khiến bạn xấu đi trong mắt mọi người một khi bị bắt gặp. Chính vì thế mà mỗi người nên có ý thức sử dụng điện thoại di động tránh xa các nội dung độc hại này ra.

  • 7
    Chọc phá người khác bằng điện thoại
     
    Một ví dụ đơn cử của việc này như đó là nhiều người thường hay nhân lúc người khác để quên điện thoại của mình trên bàn làm việc để rồi dùng nó vào mục đích trêu chọc chủ nhân đơn cử như post lên Facebook một status "dìm hàng". Đó là chưa kể tới việc tự tiện sử dụng điện thoại của người khác đã là một việc rất không nên. Bạn có muốn một ngày nào đó mình trở thành nạn nhân như vậy không? Nếu câu trả lời là không thì tốt nhất là đừng làm nó với người khác.

    Cái gì không muốn xảy ra với mình thì đừng làm nó với người khác.

    Mặt khác, hầu hết smartphone hiện nay đều được trang bị camera trước cũng như sau nhằm phục vụ cho nhu cầu chụp ảnh. Tất nhiên lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ bằng camera của điện thoại là rất tốt nhưng cũng chính vì điện thoại chụp ảnh quá dễ dàng mà một bộ phận người dùng có xu hướng chụp ảnh hay ghi lại những đoạn video có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác. Dĩ nhiên đó chỉ là để vui vẻ nhưng sẽ ra sao nếu như trò vui vượt quá giới hạn của nó? Liệu có ai dám đảm bảo được hậu quả đó?
  • 8
    Dùng điện thoại khi đang tắm hay dưới trời mưa
     
    Nhiều người khó có thể rời khỏi điện thoại dù chỉ một phút một giây. Đó là lý do mà họ sẵn sàng mang dế yêu của họ những khi đi tắm bất chấp những rắc rối có thể gặp phải. Nước luôn là kẻ thù của các thiết bị điện tử đặc biệt là với smartphone. Có thể mang điện thoại của bạn vào phòng tắm sẽ chưa có những ảnh hưởng lập tức nhưng về lâu về dài hơi nước trong đó có thể làm các bộ phận bên trong chúng hoạt động kém hiệu quả hơn.
     
     
    Một trường hợp nữa không rõ là không biết nhưng mà biết rồi vẫn cố tình đó là sử dụng điện thoại dưới trời mưa. Hành động này cũng dại dột chẳng kém gì khi bạn mang điện thoại vào phòng tắm. Vậy nên tốt hơn là hãy biết "nhịn" điện thoại đi một lúc những khi đi tắm hoặc đang đi dưới mưa.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]