Những thói quen xấu cần tránh trong khi giao tiếp

(Xi nhan) - Trong giao tiếp, những thói quen xấu có thể là một rào cản khiến mọi người cảm thấy khó chịu về bạn. Vì thế bạn nên biết và tránh nó.

15.579

1. Phong cách mất tập trung

Ảnh minh họa.

Trong giao tiếp, ngoài lời nói thì ngôn ngữ cơ thể đóng một vai trò vô cùng quan trọng. 

Nhiều người thường có thói quen khoanh hai tay trước ngực, đút tay vào túi quần, quay chìa khóa, xoay nhẫn, liếm môi, gật gù,…khi đang nói chuyện với người khác. Đó đơn giản nó là một thói quen nhưng lại khiến đối phương cảm thấy khó chịu

Nhìn từ góc độ của người ngoài thì hành động này cho thấy bạn đang phòng thủ, dè dặt và không mở lòng khi trò chuyện cùng họ. Chính vì vậy, đối phương sẽ  không thoải mái khi giao tiếp cùng bạn.

2. Ánh mắt hình mũi tên

Ảnh minh họa.

Đây là một trong những thói quen giao tiếp không tốt cần khắc phục! Bạn nên biết cách tiết chế cảm xúc và biểu hiện thái quá trên khuôn mặt khi gặp những tình huống thiếu thiện cảm như khi ai đó nói điều gì bạn cho là ngớ ngẩn hoặc khi bạn đã chán nghe họ nói.

3. Ngắt lời người khác

Ảnh minh họa.

Hiển nhiên rằng việc cắt ngang lời ai đang nói là thô lỗ, ngay cả khi mục tiêu là cố gắng để chứng tỏ bạn quan tâm đến những gì họ nói. Dù rằng bạn đang háo hức bộc lộ sự nhiệt tình của mình thì mọi người vẫn thấy bị xúc phạm khi bạn làm như vậy. Thay vào đó, bạn hãy gật đầu và mỉm cười đáp lại rồi có ý kiến sau khi họ nói xong.

5Không biết lắng nghe 

Ảnh minh họa.

Đã có nhiều trường hợp phải trả giá đắt cho sự không biết lắng nghe này. Một trong những hậu quả của việc không biết lắng nghe là không biết đặt câu hỏi, cứ nín thinh không thể hiện việc mình có đồng ý với ý kiến của khách hàng hay không. Khi giao tiếp, không biết lắng nghe sẽ dẫn đến việc thông tin sai lệch, mất đi nhiều cơ hội và làm giảm năng suất vì còn phải vừa làm vừa sửa sai. Không những thế, trong giao tiếp với cấp trên, nếu bạn tỏ ra không biết lắng nghe, sếp sẽ đánh giá bạn là thiếu năng lực, hoặc không có ý thức cầu tiến. 

6. Chia sẻ quá nhiều

Ảnh minh họa.

Khi bàn đến sự tương tác xã hội, nó bắt buộc bạn phải hiểu ngôn ngữ cơ thể và luôn nhớ mức độ gần gũi giữa bạn và đối tác. Tuy nhiên khi gặp gỡ ai đó lần đầu tiên, họ không cần phải biết tiền sử bệnh tật của bạn, lý do bạn chia tay người yêu hay tài khoản ngân hàng của bạn còn bao nhiêu tiền... Cách chia sẻ đó hàm chứa quá nhiều thông tin. Và đó là một cách chắc chắn sẽ khiến người đối diện không thoải mái và có thể tránh mặt bạn lần sau.

Một cách hiệu quả để tránh việc chia sẻ quá nhiều là tự kiểm tra trong suốt cuộc trò chuyện. Nếu bạn nói tới 95% thời gian trong khi những người khác thi thoảng chỉ góp phần bằng vài thán từ chứng tỏ bạn đang chia sẻ quá mức cần thiết.

Bạn nên khuyến khích đối phương cho bạn biết về họ. Điều đó sẽ giữ cho cuộc trò chuyện ở giới hạn cân bằng và giúp bạn giữ được những thông tin về cuộc sống của mình trước những đối tượng thực sự không thân thiết hoặc không nên quan tâm.

7. Phàn nàn khi giao tiếp

Một điều chắc chắn rằng, không một ai cảm thấy thích thú với việc kết bạn với một người mà suốt ngày người đó chỉ toàn nói những lời phàn nàn, tiêu cực. Phàn nàn về công việc, về đồng nghiệp, than vãn về cuộc sống, tình cảm,..những điều này sẽ càng làm cho cuộc sống của bạn nặng nề thêm và những người bạn của bạn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tâm trạng đó. 

Khi nghĩ về một sự việc nào đó, hãy tập thói quen nghĩ về những mặt tích cực của nó. Hãy mang niềm vui, sự lạc quan đến với những người bạn giao tiếp hàng ngày, điều đó sẽ giúp bạn trở nên dễ mến và có thêm nhiều bạn mới.

8. Nói quá to

Ảnh minh họa.

Nếu ai đó nói với bạn rằng: “Đừng la hét lên như thế, tôi ở ngay đây thôi!” thì có lẽ bạn nên hạ cao độ giọng nói của mình. Việc nói quá to có thể khiến người khác lúng túng và khó chịu. Nếu bạn bình thường đã là một người nói to và không tự biết điều đó thì nên quan sát ánh mắt của những người xung quanh khi bạn nói.

Ngoài ra, việc nói to có thể phá hỏng sự trải nghiệm của người khác tại nhà hàng, rạp chiếu phim và những nơi công cộng khác. Tất nhiên, bạn không cần phải thì thầm nhưng nên lịch sự và nói chuyện ở mức độ hợp lý.

9. Nói tục

Dù tin hay không thì rất nhiều người xung quanh bạn cảm thấy không thoải mái khi phải nghe những ngôn từ không sạch sẽ. Bạn nên học cách tôn trọng và quan sát xung quanh để điều chỉnh văn hóa giao tiếp của mình. Nếu bạn thấy đối tác tỏ ra lúng túng trước cách sử dụng ngôn từ của mình, hãy thử những cách diễn đạt khác cho ý kiến của bạn.

10. Nhắn tin khi đang nói chuyện

Ảnh minh họa.

Khi bạn dán mắt vào chiếc điện thoại trong lúc trò chuyện không có nghĩa bạn là một người giỏi giao tiếp. Hành động đó cho thấy bất cứ điều gì trên màn hình điện thoại quan trọng hơn những gì người đối diện đang nói với bạn.

Dù gì chăng nữa, việc sử dụng điện thoại trong khi nói chuyện với mọi người có thể làm cho họ cảm thấy không được đánh giá đúng và thiếu tôn trọng. Nếu bắt buộc phải dùng điện thoại khi câu chuyện còn dở dang, bạn nên nói “Xin lỗi, tôi cần phải gọi điện một chút” hoặc một cách nào đó lịch sự để người đối diện không thấy bực mình.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]