Những thực phẩm cực tốt cho mẹ bầu tiểu đường

Việc lựa chọn thực phẩm khi bị tiểu đường thai kỳ thật sự rất quan trọng. Mẹ bầu có thể kiểm soát bệnh bằng cách ăn uống tốt và tập thể dục.

15.564

Mặc dù có khả năng sẽ biến mất “không vết tích” sau sinh, nhưng trong 9 tháng mang thai, tiểu đường thai kỳ lại là một “người bạn” không mấy thân thiện, gây cho bầu rất nhiều phiền toái như: khó sinh, tiền sản giật và cả những trường hợp nguy hiểm như thai chết lưu, sinh non…

Không chỉ vậy, theo nghiên cứu, những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn những bé khác. Đồng thời, nguy cơ bị các bệnh hô hấp, vàng da hoặc vấn đề huyết áp của các bé cũng cao hơn nhiều so với bình thường.

Không phải là “cấm tiệt” những thực phẩm nhiều đường, giàu tinh bột và ăn “thả ga” với rau xanh và trái cây, thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường nên cân bằng giữa những thực phẩm có nhiều carbonhydrates dạng phức tạp và ít chất béo bão hòa. Vì so với carbonhydrates phức tạp, carbonhydrates đơn giản sẽ dễ làm tăng lượng đường trong máu, và khiến bầu ăn nhanh, ăn nhiều hơn.

5 thực phẩm mẹ bầu tiểu đường không nên bỏ qua

1/ Khoai lang

Do có nhiều tinh bột và có vị ngọt, khoai lang thường bị nhiều mẹ “loại thẳng tay” trong thực đơn của mình vì sợ “lên đường”. Tuy nhiên, ngược với suy nghĩ của số đông các mẹ, nếu biết cách, khoai lang còn có tác dụng kiểm soát và ngăn ngừa lượng đường huyết trong máu.

Theo nghiên cứu, trong khoai lang có thành phần Caiapo giúp kiểm soát đáng kể lượng đường và cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra, cách tiêu thụ và chế biến khoai lang cũng ảnh hưởng lớn đến chỉ số đường huyết của bạn.

Theo đó, những mẹ bầu bị tiểu đường không nên ăn khoai lang luộc, hấp mà nên ăn khoai nướng hoặc chiên cả vỏ với một lượng vừa phải.


2/ Rong biển

Với hàm lượng đường gần như bằng 0 nhưng lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, rong biển là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của những bà bầu tiểu đường.

Ngoài ra, theo Daily Mail, không chỉ ngăn ngừa, một thành phần được chiết xuất từ rong biển thậm chí có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường.

Thông thường, những người bị tiểu đường là do lượng insulin trong cơ thể không đủ để kiểm soát và chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng hoạt động. Tuy nhiên, nhờ alginate, một thành phần chiết xuất từ rong biển, cơ thể có thể tiếp tục sản xuất lượng insulin cần thiết, và nhờ vậy có thể kiểm soát được tiểu đường.

3/ Cà rốt

ẫn chứa một lượng đường đáng kể, nhưng so với các loại thực phẩm khác, lượng đường trong cà rốt mất nhiều thời gian để chuyển hóa hơn.  Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và beta-carotene trong cà rốt cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

4/ Họ hàng nhà đậu

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Nội Khoa của các nhà khoa học Canada, thực đơn dinh dưỡng với các loại đậu là cách đơn giản nhất để kiểm soát chỉ số đường huyết của cơ thể. Với hàm lượng chất xơ phong phú, đậu giúp cơ thể no lâu và ổn định lượng đường huyết sau khi ăn.

5/ Mướp đắng

Thành phần charatin trong mướp đắng có khả năng kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Không chỉ tiểu đường thai kỳ, các chuyên gia cũng khuyến cáo những bệnh nhân có bệnh tiểu đường mãn tính cũng nên thêm mướp đắng vào thực đơn mỗi ngày của mình.

Tuy nhiên, với những mẹ bầu nhạy cảm, ăn mướp đắng khi mang thai có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, đau dạ dày… Bầu cần hết sức cẩn thận, nhất là với những người lần đầu ăn mướp đắng.


Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu tiểu đường

Nên đọc

Mang thai là một điều kiện bộc phát bệnh tiểu đường, nhất là đối với những thai phụ tăng trọng quá mức (dễ dẫn đến béo phì) hoặc đã có tiền sử gia đình về tiểu đường, càng phải thận trọng hơn trong ăn uống, sinh hoạt và vận động.

Nếu thai phụ tăng trọng quá mức, có nguy cơ dẫn đến béo phì gây bệnh tiểu đường, thì trong khẩu phần ăn cần cắt giảm các chất sinh năng lượng nhiều như chất béo và các thức uống có nhiều đường (đường mía, mật ong, đường thốt nốt…) như bánh kẹo, nước ngọt, chè, trái cây… chỉ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như: đạm, canxi, chất khoáng, vi lượng, sắt, kẽm…

Bạn cũng không cần tẩm bổ bằng các món ăn cao năng lượng như gà ác tiềm thuốc bắc, yến sào chưng đường phèn… mà chỉ cần uống thêm hai ly sữa mỗi ngày, ăn thêm mỗi bữa nửa bát cơm là đủ.

Cần phải thường xuyên kiểm tra đường huyết trong suốt thai kỳ, chú ý đến cách ăn uống và thực phẩm sao cho đường huyết luôn ổn định. Ăn nhiều bữa nhỏ, giảm lượng thức ăn ngọt có nhiều đường như: bánh kẹo, nước ngọt… Nếu được, bạn nên tìm hiểu thông tin về hàm lượng đường dùng trong từng thành phần thực phẩm của mỗi bữa ăn.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]