Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị cảm lạnh

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, ăn tỏi thường xuyên giúp cơ thể dồi dào sinh lực, giảm nhiều nguy cơ mắc cảm lạnh hơn người bình thường.

15.6028

Những thực phẩm nên ăn khi bị  cảm lạnh

Nấm và trứng

Trứng và nấm là hai thực phẩm rất bổ dưỡng giúp cơ thể tăng hiệu quả miễn dịch. Hình minh họaTrứng rất giàu chất kẽm giúp nâng cao hệ thống miễn dịch có thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh. Các nghiên cứu cho thấy nạp chất kẽm trong khoảng 24 giờ sau khi triệu chứng khởi phát có thể rút ngắn thời gian bị bệnh. Các loại nấm đều tốt cho hệ thống miễn dịch, nó làm tăng hiệu quả miễn dịch của bạch cầu.

Đồ ăn cay

Tỏi, hành và tỏi tây là những lựa chọn tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi-rút gây bệnh. Năm 2001, các nhà nghiên cứu đã chứng minh, ăn tỏi thường xuyên giúp cơ thể dồi dào sinh lực, giảm nhiều nguy cơ mắc cảm lạnh hơn người bình thường.

Sữa chua

Các vi sinh khuẩn trong sữa chua rất có ích cho người bị cảm lạnh vì chúng làm giảm phản ứng sưng viêm của cơ thể.

Một nghiên cứu đã cho thấy, vi khuẩn có lợi giúp rút ngắn thời gian bệnh xuống chừng 2 ngày và làm giảm các triệu chứng đến 34%. Bạn nên tìm sữa chua chứa lượng carb dưới 15gram mỗi phần, hoặc sữa chua thường trộn với một thìa mật ong nguyên chất.

Cá hồi, cá ngừ, cá thu hay hàu cung cấp cho cơ thể rất nhiều a-xít béo omega-3 có lợi trong việc chống viêm nhiễm, kết hợp cùng hệ miễn dịch kháng lại bệnh cảm lạnh. Ngoài ra, hàu còn giàu zinc, giúp ngăn ngừa vi-rút các bệnh khác lây chéo khi cơ thể không khỏe mạnh.

Trà xanh và trà đen

Bạn nên uống thật nhiều trà khi bị cảm. Trà xanh và trà đen đều rất giàu chất chống oxy hóa, bao gồm chất chống oxy hóa và nâng cao sức đề kháng L-theanine.

Ớt đỏ và bông cải xanh

Vitamin C không chỉ quan trọng cho hệ miễn dịch mà còn giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn. Dâu, bông cải xanh, ớt chuông, cam chanh rất giàu vitamin C. Theo chuyên gia Ansel, một ngày bạn cần nạp nhiều hơn 150mg Vitamin C để phòng chống cảm lạnh.

(Ảnh minh họa)

Cà rốt và khoai lang

Trái cây và rau quả màu cam như cà rốt và khoai lang, rất giàu beta-carotene. Khi chúng ta ăn những thực phẩm này, cơ thể chúng ta chuyển đổi hợp chất hữu cơ này thành vitamin A, một dưỡng chất thiết yếu cho việc duy trì một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.

Vitamin A là đặc biệt quan trọng đối với những khu vực từ đó chúng ta bị nhiễm cảm lạnh: nó giữ các màng nhầy trong mũi và cổ họng - một trong những cơ quan phòng thủ của cơ thể - luôn được khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.

Nước chanh mật ong

Mật ong không chỉ giúp làm dịu cổ họng đau nhức mà còn giúp giảm ho. Các nghiên cứu cho thấy nó làm giảm ho đêm cũng hiệu quả như thuốc. Uống chung với nước chanh để cung cấp vitamin C chống bệnh tốt hơn.

Thịt gà

Hình minh họaSúp gà giúp giảm ngạt mũi và sinh chất nhầy. Axit amino cysteine trong thịt gà làm mỏng màng nhầy trong phổi để làm dịu ho và nghẹt mũi. Nước dùng nóng giúp chống mất nước và làm dịu cổ họng.

Những thực phẩm không nên ăn khi bị cảm lạnh

Ăn ít thức ăn có nhiều muối

Theo Khỏe và đẹp, các nghiên cứu cho thấy, khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng. Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều chất Globulin miễn dịch A và Interferons để chống lại cảm cúm.

Cà chua

Cà chua có tính hàn, tính nhiệt thay đổi, vì vậy những người thể chất yêu hay mắc bệnh cảm cúm nên thận trọng khi sử dụng, có thể làm món canh trứng gà cà chua cũng rất tốt.

Cam, quýt

Cam, quýt có tính hàn, càng ăn càng ho nhiều hơn. Nếu khi bị cảm cúm muốn ăn cam, quýt, thì nên đun nóng cả quả rồi ăn.

Thực phẩm giàu protein

Khi bị cảm cúm, việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là phải đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa hoặc quá thiếu năng lượng.

Khi bị cảm cúm, nạp nhiều thực phẩm giàu protein như: trứng, tôm, cua, cá… khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt và phục hồi sức khỏe.

Không dùng chất caffeine

Caffein có nhiều trong cà phê và nước soda. Trong thời gian bị cảm cúm, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ. Vì trong soda chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose. Chưa kể caffeine khiến bạn tỉnh táo trong một thời gian ngắn, cơ thể không được nghỉ ngơi, sẽ càng thêm mệt mỏi và cảm cúm không được trị dứt điểm.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Trên mắt: vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]