Nói chuyện với trẻ về giới tính

Theo BS Phạm Ngọc Thanh – Cố vấn tâm lý BV Nhi Đồng 1 TP.HCM, nói chuyện về giới tính với trẻ là một điều tế nhị.

15.5719

Qua một số điều tra xã hội học, phần lớn các thanh thiếu niên phạm pháp về giới tính, các cô gái không chồng mà có con... không được cha mẹ hướng dẫn về giới tính từ bé.

Ảnh:Internet
 
>>  

Nhận biết giới tính bắt đầu khi nào?

Một khảo sát cho thấy, đến 70% bậc cha mẹ cho rằng việc giáo dục giới tính phải đợi đến khi trẻ vào cấp II hay cuối cấp II vì theo họ, giáo dục giới tính chỉ đơn thuần là một bộ môn học về các bộ phận sinh dục và sức khỏe sinh sản. Trong khi đó, sự nhận biết và tự hào về giới tính của mình, ý thức về giá trị của bản thân cũng có thể xem là một khía cạnh về giới tính.

Theo BS. Thanh, ngay từ khi mới lên 3, lên 5, trẻ đã bắt đầu để ý đến bộ phận sinh dục của mình nhất là các bé trai. Chúng thường sờ mó và thích thú khi phát hiện ra sự thay đổi của “quả ớt”. Còn các bé gái lại hay thắc mắc về việc em bé được sinh ra đời như thế nào, và thích thú nhìn mẹ cho em bé bú.
 
Trẻ phát triển nhận thức qua các câu hỏi ngây thơ khi trẻ đến trường mẫu giáo như: “Tại sao con không có... mà bạn ấy lại có...? " hay " Con trai là gì? Con gái là gì?", "Em bé sinh ra ở đâu?", "Tại sao mẹ có vú mà con lại không?", “Tại sao cu Bi giống ba, còn con giống mẹ?". Với những câu hỏi như vậy, phụ huynh hãy trả lời cho con một cách trung thực và dễ hiểu.

Cha mẹ cần có trách nhiệm dẫn dắt để việc tìm hiểu này đi đúng hướng một cách đơn giản, như việc phải giữ sạch sẽ các bộ phận cơ thể trong đó có bộ phận sinh dục chẳng hạn. Không đơn thuần dạy cách dùng bao cao su hay sử dụng thuốc tránh thai, hoặc kiến thức về chuyện “quan hệ”, giáo dục giới tính còn gồm nhiều khía cạnh liên quan như đạo đức, thể chất, xã hội, cảm xúc, tâm lý, tâm linh…
 
Ảnh:Internet
 
Nói về giới tính với trẻ như thế nào?

Không thể trông chờ vào trường lớp, xã hội, chính cha mẹ phải biết dạy cho con hiểu thế nào là giới tính. Đừng để cho trẻ bị bất ngờ hoặc hoảng hốt trước những biến chuyển của cơ thể. Trẻ rất cần được trang bị những kiến thức về giới tính trước khi trẻ trở thành người lớn.
BS Đỗ Hồng Ngọc khuyên rằng phụ huynh nên tôn trọng, chân thành, cởi mở, biết lắng nghe; không trấn áp, hù dọa trẻ. Khuyến khích, khen ngợi khi trẻ đặt câu hỏi. Khi trẻ dùng tiếng lóng, đừng cho là tục tĩu, chê bai, nhạo báng.

Cha mẹ còn phải quan tâm đến quan điểm của trẻ: cần hỏi xem trẻ đã biết gì, biết đến đâu. Từ đó có thể điều chỉnh các sai lầm và cung cấp các kiến thức khoa học gắn liền với giá trị văn hóa cho trẻ. Đồng cảm với nỗi băn khoăn của trẻ, cho trẻ biết “ngày trước cha mẹ cũng có những lo lắng như con”. Việc cho trẻ tìm hiểu qua các nguồn sách đáng tin cậy hoặc tham vấn bác sĩ, nhà tâm lý cũng rất hữu ích.
AloBacsi.vn (Theo Phụ nữ TPHCM)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]