Nói dối giỏi thể hiện tư duy tốt ở trẻ

(SKGĐ) Nhiều bậc phụ huynh thường lo lắng khi phát hiện con mình nói dối. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chứa nhiều yếu tố tích cực nếu chúng ta nhìn nhận đúng cách.

15.6069

Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Journal of Experimental Child Psychology thấy rằng, nếu trẻ em là những người nói dối giỏi tức là vùng nhớ của bộ não chúng cũng hoạt động tốt.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, bởi vì khi một lời nói dối được thốt ra, con người phải vận dụng nhiều sự khéo léo và kỹ năng để người nghe tin là thật. Vì vậy, nói dối, theo một cách nào đó, là dấu hiệu của một bộ não có khả năng tư duy tốt.

Nhóm nghiên cứu đã cho một nhóm trẻ em từ 6-7 tuổi tham gia một bài kiểm tra. Có 3 câu hỏi được in trên các tấm thẻ. Các nhà nghiên cứu sẽ đọc các câu hỏi, và sau khi đứa trẻ trả lời, họ sẽ lần lượt xoay các tấm thẻ lại để cho thấy câu trả lời được in ở mặt sau thẻ.

Điều thú vị là những đứa trẻ nói dối tốt có điểm số cao hơn trong bài kiểm tra trí nhớ so với những đứa nói dối tồi. Đặc biệt, chúng có trí nhớ về lời nói tốt hơn (so với trí nhớ không gian).

Theo tác giả nghiên cứu, TS. Tracy Alloway: Khi chúng tôi xem các đoạn video được camera ghi lại, có thể thấy sự khác biệt rõ ràng trong câu trả lời của chúng dựa trên những kỹ năng của bộ nhớ. Những đứa có trí nhớ kém sẽ nhặng xị lên khi trả lời, trong khi những người có trí nhớ tốt, thậm chí sẽ cung cấp lời giải thích cần thiết.

Một đứa trẻ ưa nói dối không khủng khiếp như bạn nghĩ. Đó là một sự trải nghiệm và phát triển kỹ năng tự nhiên mà nhiều đứa trẻ, thậm chí cả người lớn chúng ta, cũng đều mắc phải. Nghiên cứu cho thấy, người lớn nói dối khoảng 1/5 thời gian cho một cuộc giao tiếp xã hội kéo dài 10 phút hoặc hơn.

Trong khi các bậc cha mẹ thường không quá hài lòng khi con mình nói dối và lúc nào cũng dạy con nói dối là sai, chúng ta ít nhất có thể vui lòng khi biết rằng đứa trẻ của mình cũng có trí nhớ và tư duy tốt.

Thanh Vy

15.5926--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]