Nốt ruồi bất thường có thể do ung thư da

Khi thấy một nốt ruồi phát triển trong vài ngày, bề mặt từ nhẵn trở nên gồ ghề... cần nghĩ đến khả năng ác tính hóa.

0

Ung thư da là một tình trạng phát triển bất thường của tế bào da. Ba loại ung thư da thường gặp là ung thư tế bào đáy, tế bào sừng và tế bào hắc tố, trong đó phổ biến nhất là ung thư tế bào đáy và tế bào sừng.

Hầu hết ung thư da phát sinh do bị chịu tác động kéo dài của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Các tia cực tím xuyên qua da và làm tổn thương các tế bào sống. Lúc đầu làm cho da rám nắng, nếu như tiếp tục bị phơi dưới ánh nắng mặt trời quá mức, tia cực tím sẽ gây lão hóa da, ung thư da. Tia bức xạ ion hóa, các sản phẩm của nhựa than đá, thạch tín... cũng có thể gây ung thư da.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư da bao gồm: da không thường xuyên được bảo vệ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là những người phải làm việc ngoài trời như nông dân, thủy thủ, người làm đường. Bệnh lý của da: bệnh khô da nhiễm sắc, bạch biến; tổn thương viêm mạn tính: vết sẹo bỏng cũ lâu ngày do xăng, vôi hoặc các sẹo do vật gây cháy khác, vết loét hoặc ổ viêm nhiễm lâu ngày. Người da trắng dễ có nguy cơ bị ung thư da hơn người da mầu.

Ảnh minh họa

Các triệu chứng của ung thư da

- Vết loét dai dẳng, thỉnh thoảng lại chảy máu hoặc có thể khỏi trong từng thời kì.

- Những thay đổi tại sẹo cũ dưới tác động của ánh nắng mặt trời như chảy máu, loét, cục nhỏ...

- Loét hay nổi cục tại vùng da đã được tia xạ từ trước hoặc tại một vết sẹo hay một đường dò.

- Một vết đốm đỏ nhạt mạn tính có xước trợt nhẹ.

- Ở người trưởng thành, khi thấy một nốt ruồi phát triển to nhanh trong vài ngày hoặc vài tuần; bề mặt của nốt ruồi từ nhẵn trở nên gồ ghề, có vẩy, hoặc loét; ranh giới nốt ruồi từ rõ rệt chuyển thành có hình răng cưa, vết khía hoặc phát triển không đều về một phía; nốt ruồi có cảm giác ngứa, chảy máu, hoặc chảy nước vàng... cần nghĩ đến khả năng ác tính hóa.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ ung thư da, cần đến các cơ sở y tế để khám bệnh. Các bác sĩ sẽ khám kĩ tổn thương da, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán xác định và có hướng điều trị phù hợp.

Cần phân biệt dấu hiệu đau nhức xương toàn thân do chuyển mùa. Nguyên nhân có thể do bị loãng xương. Để khắc phục tình trạng đau nhức này, cần có chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường thực phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm sữa, hải sản (tôm, cua, cá hồi, sò, hàu...), đậu phụ, rau dền, cải chip, súp lơ xanh, vừng...

Có thể tập thể dục thể thao hằng ngày, chống các tư thế xấu trong lao động, sinh hoạt và tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang vật nặng.

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]