Nước lá trầu không khắc tinh của bệnh vẩy nến

Vẩy nến là một căn bệnh ngoài da tác động tới sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.

15.5967
Thấm thía nỗi khổ này, cậu bé tên Đức muốn chia sẻ kinh nghiệm chữa vảy nến từ nước lá trầu không, rau răm và bèo hoa dâu đến những người cùng cảnh ngộ. Đức (16 tuổi, Thái Bình) bị bệnh vẩy nến từ năm lớp 7, nay đã lên cấp ba, dù đã chạy chữa nhiều nơi mà vẫn chưa khỏi.

Mỗi khi hè tới (thời tiết nóng bức) hay khí hậu se se của mùa thu hoặc đông (thời tiết khô rốc) đều khiến căn bệnh tế nhị này tái phát mạnh. Những lúc như vậy, Đức muốn giúp mẹ làm việc nhà như rửa bát, giặt giũ cũng không xong.

Điều khiến Đức bận tâm hơn là cậu bé rất khó hòa nhập với bạn bè một cách thoải mái do nhiều người sợ bị lây bệnh. Đức ngậm ngùi chia sẻ: “Bạn bè và cả hàng xóm láng giềng, rất nhiều người có suy nghĩ rằng vẩy nến là căn bệnh có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp. Vì thế, nhiều người nhìn thấy bộ dạng bong tróc, da dẻ lở lói của em là lập tức tỏ thái độ xa lánh, kiêng dè.

Bệnh vẩy nến không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mĩ mà còn làm giảm tuổi thọ của người bệnh
Ban đầu, chính em cũng không biết là mình bị vảy nến vì cứ thấy trên da nổi các đốm, như bị ngứa, đỏ, có cả vẩy trắng dễ bong. Đi khám tại phòng khám da liễu gần nhà, bác sĩ nói em bị vẩy phấn hồng, uống thuốc được một thời gian thì giảm rõ. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1-2 tháng sau em bị lại và có vẻ nặng hơn.

Da đầu, da cổ và lưng bị lan ra khá nhiều, có vẩy trắng, tróc ra như bột phấn, riêng ở phần lưng nổi khá mạnh những vết vẩy thâm đen thành từng mảng một. Cả nhà liền tức tốc đưa em lên Bệnh viện Da liễu Trung ương khám và được bác sĩ kết luận: “Cháu phải sống chung thân với căn bệnh vảy nến rồi!”.
 
Tâm lý của em và bố mẹ khi biết con trai mắc bệnh là lo lắng hoang mang và tìm đủ mọi cách với mong muốn sớm rũ bỏ sự khó chịu phiền toái này. Thế nên cứ nghe ai mách được bài thuốc, địa chỉ chữa bệnh nào hay, cả nhà liền thu xếp thời gian tới chữa. Nhưng “tiền mất tật mang”, bệnh tình của em ngày càng nặng hơn, các mảng da trở nên bong tróc, tổn thương khủng khiếp do lạm dụng và sử dụng sai thuốc hoặc thuốc này chồng thuốc nọ.
 
Vừa dứt đợt điều trị thuốc Tây là em lao sang thoa thuốc mỡ, mãi cũng không khỏi, bố mẹ cũng xót xa, em thì khổ sở vì ngứa và đau. Có đợt điều trị, phải dùng thuốc mỡ Corticoid nhiều. Em thấy thuốc này có tác dụng chống viêm rất, da lành nhanh, dễ chịu, đỡ bong tróc nên em bôi nhiệt tình.

Nhưng sau đi tái khám, bác sĩ cảnh báo không được lạm dụng bôi Corticoid nhiều và dài ngày vì sẽ gây biến chứng khiến. Bệnh không những không giảm mà thậm chí còn tiến triển nặng hơn vì thuốc ngấm vào da độc hại. Em sợ quá nên không dám dùng bừa.

Rau răm theo Đông y vị có vị cay, tính ấm, sát trùng
 Năm 2014, sau một năm kiêng cữ kĩ càng, không ăn đồ hải sản, và làm theo chỉ định của một vị bác sĩ vườn do người quen mách bảo, tưởng chừng đã có thể tự tin giao tiếp với mọi người bằng làn da mịn đẹp, ai dè em lại bị tái phát vảy nến do ôn thi vào lớp 10, căng thẳng, áp lực triền miên. Đỗ vào được trường chuyên, em muốn đi học những thấy xấu hổ vì căn bệnh khó nói này.
 
May mắn là trong dịp hè mới đây, khi mẹ em đi nghỉ mát với cơ quan, được cô đồng nghiệp bị vảy nến lâu năm mách cho một cách chữa dân gian rất hay bằng lá trầu không. Mẹ liền gọi điện thoại về nói em làm theo ngay. Hiệu quả thật tuyệt vời mà nguyên liệu lại đơn giản rẻ tiền, chỉ cần có lá trầu không, rau răm, bèo hoa dâu và muối hột.
 
Cách thực hiện rất đơn giản: Lá trầu không, rau răm, bèo hoa dâu đem rửa thật sạch bằng nước muối pha loãng. Số lượng lá dùng cho mỗi lần nấu tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, thường em dùng 7 - 20 lá trầu không; 10 - 20 lá bèo hoa dâu và 2 - 4 nắm rau răm. Cắt nhỏ những loại lá này ra, cho vào nồi nấu khoảng 15 - 20 phút đến khi chín nhừ, lượng nước thích hợp là khoảng 2 - 3 lít.

Để nước trong nồi nguội bớt, khi nước còn hơi ấm thì lấy ra tắm. Trước khi tắm nên để dành hoặc đổ riêng ra một chút (bằng 1/5 ly rượu nhỏ) để uống. Chỗ lá còn lại trong nồi đem giã nát, rồi lấy bông gòn thấm từ từ từng chút nước từ hỗn hợp này, chà xát hoặc thoa vào vùng da bị vảy nến cho vảy bong, tróc ra hoàn toàn.

Bèo hoa dâu
 Để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt, mỗi ngày em tắm 2 lần, sau khi tắm xong 3-4 tiếng thì tắm lại bằng nước sạch. Tắm khoảng 1 tuần thì em thấy khá thoải mái, dễ chịu, sau 1 tháng là em có cảm giác mình đã khỏi bệnh hoàn toàn nhưng vẫn kiên trì tắm đến khi nhập học. Đến bây giờ, em đã có thể tự tin khoe làn da mỏng manh của mình ra trước nắng mà không cần phải quá lo sợ. Suốt từ hè đến giờ, em chưa thấy bệnh tái phát lần nào.
 
Cô đồng nghiệp của mẹ em có dặn: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú tuyệt đối không được uống nước từ lá trầu không. Các mẹ đang bầu bì chịu khó đợi một thời gian rồi hẵng áp dụng bài thuốc này nhé.

Cô đồng nghiệp ấy còn chia sẻ rằng: Lá trầu không được dùng như một vị thuốc chữa bệnh rất phổ biến trong dân gian, áp dụng cho nhiều trường hợp, mang lại hiệu quả cao và an toàn. Bởi trong lá trầu không có chứa nhiều chất chống oxy hóa, hợp chất poly-phenol và hoạt tính kháng sinh mạnh có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng, ngăn ngừa sự tấn công của các loại mầm bệnh, giúp giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.

Nhờ đó nó được dùng để trị các bệnh ngoài da do nhiễm khuẩn, nấm; các bệnh phụ khoa thậm chí là cả bệnh trào ứ dạ dày, hôi nách, hôi miệng và khó tiêu rất tốt. Trong thành phần lá trầu không còn chứa chất tanin, tinh dầu, đường, các loại vitamin và khoáng chất có tác dụng chữa trị nhiều căn bệnh khác như đau lưng, các bệnh đường hô hấp như ho, viêm phế quản... hiệu quả.

Lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng

Khi thực hiện bài thuốc này em ngưng dùng tất cả các loại thuốc Tây đang sử dụng, nếu làm theo, mọi người cũng nên thử như em để kết quả bệnh được như ý. Quan trọng nhất là cần giữ cho tinh thần được thoải mái, giải tỏa stress, căng thẳng, tránh để khô da và đổ mồ hôi. Chúc mọi người thành công và chiến thắng được căn bệnh da liễu khốn khổ, sống và giao tiếp tự tin hơn”.

Các món ăn nên kiêng khi mắc bệnh vẩy nến

Để quá trình điều trị bệnh vảy nến được nhanh chóng đạt hiệu quả, người bệnh nên từ bỏ các loại thức ăn dưới đây cho dù nó là món ăn khoái khẩu:

- Thịt chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da, mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên, đặc biệt tối kị với căn bệnh vảy nến… Người bệnh nên lấy nguồn cung cấp protein cho cơ thể từ cá, ngũ cốc chưa qua chế biến (đậu xanh nguyên vỏ, gạo lứt…).

- Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên cũng chính vì tác dụng tạo chất nhờn cho cơ thể mà những người bị bệnh vẩy nến không nên bổ sung vì sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế ăn pho mai, kem và sữa chua cùng đường và các thức ăn chứa lượng đường nhiều như ngô, mật ong và các chất ngọt khác.

- Tránh các thức ăn có men, các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê, thuốc lá, chế phẩm từ mỡ cùng các món ăn chiên xào, các chất kích thích như ớt, tiêu… Tránh dùng những đồ nướng, rán vì chúng có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh.

- Kiêng rượu bia vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng, hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.


Theo Huyền Trâm - Người giữ lửa
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]