Nước tiểu sậm trong thai kỳ, dấu hiệu cần đi khám sớm?

Phần lớn các trường hợp nước tiểu có màu vàng sậm là bình thường vì màu nước tiểu phụ thuộc vào thức ăn, nước uống và việc dùng thuốc trong thai kỳ.

15.5981
>
 
Những yếu tố sau khiến nước tiểu có màu sậm hơn bình thường:

1. Thiếu nước

Kể cả với người không mang thai, uống không đủ nước sẽ khiến nước tiểu mất đi độ trong, chuyển sang vàng. Do đó, bạn nên uống đủ nước trong ngày. Với tình trạng nước tiểu vàng sậm, nên tăng thêm 1-2 cốc nước lọc mỗi ngày và kiểm tra màu sắc của nước tiểu. Khi nước tiểu bị đặc, nó sẽ sậm màu hơn bình thường. Ngoài ra, màu nước tiểu còn chịu sự chi phối từ màu sắc của một loại tế bào có tên là urochrome. Chế độ nước uống có tác dụng pha loãng màu nước tiểu.
 
 
Nếu nước tiểu sậm màu không đi kèm triệu chứng nào khác thì nguyên nhân thường là do thiếu nước. Uống đủ nước, nước tiểu sẽ trở về màu bình thường.
 
2. Ảnh hưởng từ thức ăn

Thức ăn có thể gây biến màu nước tiểu. Măng, củ cải và carrot, nếu được ăn nhiều sẽ khiến nước tiểu sậm màu. Vì thế, thai phụ nên ăn uống cân bằng, với những thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng. Thai phụ không cần thiết phải tránh thức ăn gây đổi màu nước tiểu và chỉ nên ăn với số lượng hợp lý.

3. Dùng thuốc

Vitamin cũng làm biến đổi màu nước tiểu. Khi cơ thể không thể hấp thụ được hết lượng vitamin bổ sung, phần vitamin thừa sẽ được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Các loại vitamin tổng hợp được bào chế với nhiều lợi ích cho mẹ và bé nhưng cơ thể mẹ thường không hấp thu được tất cả. Chỉ có vitamin B12 khiến nước tiểu sáng màu hơn. Dù vậy, thai phụ không nên ngừng uống vitamin chỉ vì nó ảnh hưởng đến màu nước tiểu.

Lưu ý: Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: tiểu buốt và đau, khó tiểu, tiểu rắt.. thì dù nước tiểu có sậm hoặc trong, bạn cũng nên đi khám.
 
Theo Pregnancy.Lovetoknow/Mẹ và Bé
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]