Phải làm gì để cứu “của quý” bị đứt lìa?

Những tình huống bất ngờ như tai nạn giao thông, chó cắn, cá dữ cắn hay bị cắt do ghen tuông,... có thể khiến "cậu nhỏ" đứt lìa. Nhưng nếu bảo quản tốt và được phẫu thuật kịp thời, "cậu nhỏ" sẽ được cứu và nối lại thành công.

15.6308



Bảo quản lạnh ngay lập tức

Khi "cậu nhỏ" bị đứt lìa một phần thì việc đầu tiên là phải nhanh chóng giữ lại đoạn bị đứt và bảo quản đúng cách.

Trước tiên cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết như: nước muối sinh lý, băng gạc, chuẩn bị túi nilon, nước đá, thùng đá. Sau đó thực hiện bảo quản theo nguyên tắc 2 túi: Đầu tiên lấy mảnh đứt rời đem rửa sạch bằng nước muối sinh lý, rồi quấn bằng gạc xung quanh, lại giội nước muối sinh lý lên trên cái gạc đó. Sau đó để đoạn đứt rời đó vào một chiếc túi, buộc thật chặt. Tiếp tục cho túi này vào túi thứ 2 to hơn và đổ đầy nước muối sinh lý vào đó rồi buộc chặt. Sau cùng để túi này vào một thùng đá, tốt nhất là đá nên đập nhỏ ra và dàn đều xung quanh.

Có hai khoảng thời gian cần lưu ý trong khi sơ cứu và khi đưa bệnh nhân đến bênh viện. Thời gian thiếu máu nóng (tức là tính từ lúc “cậu nhỏ” bị cắt cho đến lúc đoạn rời ra được bảo quản trong môi trường lạnh để hạ nhiệt độ, giảm thiểu tối đa chuyển hoá của nó) không được quá 6 tiếng. Bên cạnh đó, thời gian thiếu máu lạnh (tính từ lúc cậu nhỏ được bảo quản đúng cách cho đến lúc được ghép nối) có khoảng 16 tiếng.

Trong trường hợp không có được đầy đủ các vật dụng cần thiết như trên thì nhanh nhất có thể đưa phần đứt rời vào túi nilon sạch, hoặc bọc vào khăn sạch cho vào thùng nước đá. Tuyệt đối không để phần này tiếp xúc trực tiếp với đá sẽ gây bỏng lạnh dẫn đến chết động mạnh, tĩnh mạch.

Chuyển nhanh nạn nhân đến bệnh viện

Khi khâu bảo quản hoàn tất, cần chuyển nhanh nạn nhân đến bệnh viện để thực hiện phẫu thuật, tốt nhất là trong khoảng thời gian 6 tiếng đầu.

Nếu thực hiện các bước bảo quản tốt và được phẫu thuật sớm, có đến 80 – 90% trường hợp “cậu nhỏ" được cứu sống và khôi phục hoàn toàn nếu cơ sở phẫu thuật có đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

Trong trường hợp "cậu nhỏ" cần được tái tạo phần đứt rời do bị mất, các bác sỹ sẽ dùng đến kỹ thuật tạo hình. Một phần da cổ tay có những mạch máu tương ứng sẽ được lấy ra cuộn lại, bọc lấy sụn sườn hoặc sụn nhân tạo để làm "cốt", "cậu nhỏ" nhân tạo sẽ được khâu nối lại với mỏm cụt. Nếu ca phẫu thuật thành công, "cậu nhỏ" này cũng sẽ sở hữu đầy đủ các chức năng thực sự.

Theo PV
VietNamNet

___________________________

*Mọi liên hệ về bài tin với chuyên mục Khoa học, xin gửi đến

email:

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]