Phải làm gì để giúp con trong kỳ ôn tập

Mỗi khi đến những kỳ kiểm tra hoặc thi tôi đều cảm nhận được áp lực đè nặng lên vai con nhưng không biết làm thế nào để chia sẻ điều đó với cháu.

0

Tôi có con đang trong độ tuổi đi học. Mỗi khi đến những kỳ kiểm tra hoặc thi tôi đều cảm nhận được áp lực đè nặng lên vai con nhưng không biết làm thế nào để chia sẻ điều đó với cháu.

Tôi phải làm gì để giúp con trong kỳ ôn tập?

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Trả lời từ chuyên gia Claire Halsey - Bác sĩ tâm lý tại Chartered Clinical, là tác giả và là chuyên gia trên truyền hình về các vấn đề nuôi dạy con.

Áp lực thi cử luôn tồn tại và có thể đánh gục bất kỳ học sinh nào dù có được chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu và có thể ảnh hưởng đến biểu hiện của học sinh đó đối với những bài thi, những bài kiểm tra và cả trong sinh hoạt hằng ngày.

Trong một nghiên cứu gần đây của Child Line, kết quả cho thấy 96% học sinh đều cảm thấy căng thẳng trước những kỳ thi hoặc kiểm tra. Rất nhiều học sinh rất cần được quan tâm chăm sóc và hỗ trợ đặc biệt trong thời gian này.

Dưới đây là một số lưu ý nhỏ có thể giúp bạn, gia đình và các con em có thể kiểm soát áp lực thi cử.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.



09tfđx

- Cố gắng xác định được ranh giới giữa sự chăm sóc, quan tâm và nhặng xị, làm rối. Hãy hỏi con cần sự chăm sóc đến mức nào để biết được khi nào nên để con một mình với việc học.

Hãy luôn ở bên cạnh con và lắng nghe những lo lắng để có thể khuyến khích con trong việc ôn tập cũng như có thể tìm đến những sự hỗ trợ khác từ giáo viên, nhà trường nếu có thể hoặc trong trường hợp cần thiết.

- Hãy giúp con tạo ra một môi trường thật sự phù hợp cho việc học tập. Lý tưởng nhất là một nơi có đầy đủ ánh sáng, với mặt bàn rộng rãi, sạch sẽ, thoáng đãng để con có thể học tập và chắc chắn là phải đủ yên tĩnh để con có thể tập trung. Hãy đánh lạc hướng những đứa nhỏ hơn để anh/chị chúng không bị lo ra, làm phiền trong lúc đan tập trung vào việc học tập.

- Hãy cho con những lời khuyên trực quan như những cách đơn giản để giải quyết những áp lực, căng thẳng. Hãy thử phương pháp thư giãn nhanh với con như sau: đứng thẳng người, rụt vai lại đưa lên cao nhất có thể sau đó thả lỏng và thư giãn, gồng cứng bàn tay lại thành hình nắm đấm sau đó thả lỏng và xoay nhẹ, cuối cùng hít thở sâu và chậm 3 lần.

Những động tác đơn giản này có thể giúp người thực hiện xả bớt sự căng thẳng trong cơ bắp và giúp giảm áp lực về tinh thần. Con bạn cũng có thể làm những động tác này trong lúc làm bài thi, kiểm tra.

- Hãy khuyên con cẩn thận với sức khỏe bản thân. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục và nhìn sang những tấm gương bạn bè, những người luôn có đầy đủ năng lượng và động lực.

Nhắc nhở con phải thường xuyên có những khoảng nghỉ để rời khỏi bàn học hoặc máy tính, thậm chí dù chỉ trong một lúc ngắn để có thể thư giãn đôi mắt, cơ vai và giúp con có thể tập trung tốt hơn khi trở lại bàn học với bài vở.

- Hãy giữ những căng thẳng của mình cho riêng mình. Nếu bạn cứ mãi nói về những bài thi khó nhằn hoặc những câu chuyện thảm họa liên quan đến thi cử, bạn sẽ khiến những người xung quanh cảm thấy sợ hãi.

- Hãy hạn chế những công việc khác cho con trong quá trình học thi để con có đủ thời gian để ôn tập.

- Khi gần đến ngày thi, hãy khuyến khích con thoải mái trong buổi tối trước khi nghỉ ngơi và đi ngủ. Thậm chí việc ngủ thiếu 1 giờ cũng có thể khiến con khó tập trung hơn trong ngày tiếp theo.

- Hãy giúp con có mặt đúng giờ thi, có thể giúp đưa con hoặc đi cùng con đến trường. Các con sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi không phải vội vã hoặc lo lắng bị muộn giờ thi.

- Rất nhiều trẻ cảm thấy những kỳ thi luôn khó khăn và đầy áp lực mỗi khi phải đối mặt. Tránh rơi vào những cuộc tranh cãi với các con về vấn đề này. Các bố mẹ nên hiểu rằng tất cả các kỳ thi đều rất áp lực và đầy thách thức chứ đừng sa đà vào việc tranh cãi xem ai phải trải qua những khoảng thời gian tồi tệ hơn.

- Hãy luôn để con nhớ rằng bạn yêu con rất nhiều bất kể kết quả của kỳ thi như thế nào và hãy cổ vũ con thật nhiệt tình hơn là đưa ra những món quà thưởng lớn cho những điểm số tuyệt vời.

Theo Cẩm Ninh - Phụ nữ và Gia đình

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]