Phải làm gì khi giãn tĩnh mạch chân?

SKĐS - Xin bác sĩ giải đáp giúp em, bệnh giãn tĩnh mạch chân có dùng rượu thuốc thoa được không? Nếu em sử dụng nước muối pha loãng để ngâm thì có tốt cho bệnh này không?

0

Xin bác sĩ giải đáp giúp em, bệnh giãn tĩnh mạch chân có dùng rượu thuốc thoa được không? Nếu em sử dụng nước muối pha loãng để ngâm thì có tốt cho bệnh này không? Em dùng thêm thuốc y học cổ truyền cùng thuốc bác sĩ kê có được không?

[email protected]

Nguyên nhân chính của giãn tĩnh mạch là do tình trạng suy van tĩnh mạch và ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch cùng với hiện tượng viêm của thành tĩnh mạch. Dấu hiệu nhận biết sớm là triệu chứng tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, nặng hơn là nặng chân, phù chân khi đi hay đứng nhiều, chuột rút về đêm, đau chân và cuối cùng là giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun trên bắp chân và đùi. Giãn tĩnh mạch chân có thể gây biến chứng nguy hiểm đó là tình trạng viêm tĩnh mạch đi kèm và hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, nhất là ở các tĩnh mạch sâu, khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi áp lực như: khi đi máy bay, ngồi quá lâu... cục máu đông sẽ theo tĩnh mạch chạy về tim và gây tắc động mạch phổi tạo nên tình trạng đột tử. Một số các biến chứng khác cũng hay gặp: phù chân và đau chân làm bệnh nhân rất khó chịu, giảm chất lượng của cuộc sống. Để phòng bệnh suy và giãn tĩnh mạch: hạn chế đứng hoặc đi lại nhiều quá, nên tập đi bộ chậm hay bơi lội 30 phút mỗi ngày, tránh béo phì, chế độ ăn nhiều chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin C, không mặc quần áo chật quá, không đi giày cao gót, nơi làm việc phải thoáng mát, không sinh đẻ quá nhiều lần.

Các biện pháp thoa rượu, ngâm chân nước muối ấm, uống thuốc y học cổ truyền cũng có tác dụng giúp giảm các triệu chứng tê nặng chân. Vì vậy, em có thể áp dụng kết hợp với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Đinh Thị Thanh

 

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]