Phần 2 - Blended Learning và học bằng trải nghiệm

15.6047

Công nghệ thông tin (CNTT) cũng như các ngành khác trong khối kỹ thuật, là ngành đòi hỏi kỹ năng thực hành cao. Ngoài nền tảng kết thức nền vững chắc, các Lập trình viên còn phải sử dụng thành thạo chiếc máy vi tính để có thể tạo ra những website, sản phẩm phần mềm phục vụ cho xã hội, đời sống thường ngày. Đã có thời người ta gọi các Lập trình viên là những Hiệp sĩ, những bậc thầy (Guru) về sử dụng máy vi tính tạo những điều kỳ diệu trong nó. Những người say mê học hỏi, tìm tòi để tạo ra những phần mềm mới trong hệ thống máy tính.

Ngày nay, nói đến các Lập trình viên (LTV) là người ta hình dung ngay tới những con người chăm chỉ, ngồi cần mẫn gõ từng dòng lệnh trên bàn phím. Không ai phủ nhận là với một người chăm học, biết cách học, thì chỉ cần lên mạng cũng có thể tự tăng cường năng lực lập trình, kiến thức về Công nghệ thông tin của mình. Tuy nhiên để có một kiến thức nền tảng tốt, học tập, thực hành đúng phương pháp thì chưa đủ, nhất là với tính tự giác trong học tập của sinh viên Châu Á nói chúng và sinh viên Việt Nam nói riêng. 

Để áp dụng được phươn pháp đào tạo Blended Learning từ năm 2007, bộ phân nghiên cứu và phát triển đào tạo của Tập đoàn Aptech đã chuẩn bị trong một thời gian dài trước đó. Các chuyên gia Đồ họa và Lâp trình của Aptech đã làm việc liên tục để thực hiện việc chuyển đổi các bài giảng từ dạng văn bản (text) sang dạng hình ảnh và đồ họa (image, flash…), đồng thời thiết lập các khung lập trình để học viên thực hành ngay các kiến thức đang học trên máy tính.

Aptech Ấn Độ

Luôn đón đầu công nghệ và hiểu rõ những gì ngành công nghiệp CNTT yêu cầu các LTV, tại Aptech học viên được học phương pháp học tích hợp (Blended Learning). Kết hợp thế mạnh của phương pháp: Instructor Led Training (giảng viên trình bày và hướng dẫn lý thuyết trên lớp), Computer-Based Training (đào tạo trực tiếp trên máy tính) và trải nghiệm dự án bằng Project-Based Training. 

Phương pháp đào tạo hỗn hợp không phải là khái niệm mới. Về bản chất, phương pháp này gắn liền việc truyền đạt lý thuyết với thực hành giúp người học tiếp thu bài tốt hơn và nâng cao kỹ năng ứng dụng các kiến thức trong thực tế. Với sự tiến bộ của CNTT, giảng viên có điều kiện sử dụng các phương tiện Đa truyền thông như website trực tuyến, đoạn video, các file hiệu ứng hình ảnh… hỗ trợ tối đa cho bài giảng và biến nó thành một phần của chương trình. Phương pháp này không những giúp tăng tính thực tiễn cho bài học mà điều quan trọng là nó tăng tính tương tác trong lớp học vì học viên có thể trực tiếp thực hành, làm bài thi, trao đổi, thảo luận… bằng chính những phương tiện Đa truyền thông này.

Tại Việt Nam, phương pháp học tập này đã bắt đầu được ứng dụng trong một số lĩnh vực với những tên gọi khác nhau như phương pháp học lồng ghép, phương pháp học kết hợp. Tuy nhiên nó vẫn chưa được áp dụng phổ biến vì yêu cầu phải có một nền tảng hạ tầng CNTT tốt và mức độ đầu tư khá cao. 
 

Với Blended Learning, giờ học lý thuyết sinh động hơn nhờ các hiệu ứng hình ảnh, đồ họa, Demo trực tiếp của giảng viên trên máy tính mà kỹ năng thực hành của học viên cũng được nâng cao đáng kể do tính tương tác cao giữa các thành viên trong lớp. Kết quả học tập phản ánh ngay qua từng bài thực hành của học viên chứ không phải chờ đến bài thi hết môn.

Ngoài ra học viên còn dễ dàng bắt nhịp được với môi trường làm việc qua 04 dự án có tính thực tế cao cũng như các ký năng làm việc nhóm, giao tiếp, và thuyết trình trong chương trình học

Aptech Ấn Độ

Với phương châm đào tạo những gì ngành CNTT thông tin cần, đảm bảo chất lượng đầu ra và học viên là ưu tiên số 1, AiTi-Aptech triển khai Chương trình Đào tạo Lập trình viên Quốc tế ACCP i7.1 (chương trình cập nhật các công nghệ mới nhất của các hãng phần mềm lớn trên thế giới) từ tháng 07 năm 2007. Chương trình đào tạo kéo dài trong 02 năm và áp dụng Phương pháp học tích hợp (Blended Learning). 

Trao đổi với Trung tâm đào tạo Lập trình viên Quốc tế AiTi-Aptech (35/115 Phố Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) – Ông Lê Quang Anh, giám đốc AiTi-Aptech cho biết: “Phương pháp học tích hợp Blended Learning, phát huy tối đa thế mạnh của cả giảng viên và học viên. Cả người học và người dạy đều phải nhận thực được vai trò thay đổi của mình. Trước đây khi phương pháp giảng dạy giao tiếp ra đời, vai trò của người thầy đã đổi từ “dạy” sang “hướng dẫn” và cao hơn là “hỗ trợ”. Trong phương pháp học tích hợp, bản thân người thầy cũng được CNTT “hỗ trợ” và vận dụng tốt các tính năng ưu việt của nó, người thầy sẽ giúp từng sinh viên hiểu các khái niệm rõ ràng hơn và biết cách vận dụng các khái niệm này trong thực hành thực tế một cách tích cực, sáng tạo và trở thành một người học chủ động, tích cực, làm nền tảng cho sự chủ động trong cuộc sống và công việc của các em trong tương lai. Đây cũng là hành trang vào đời mà các giảng viên và cán bộ AiTi-Aptech mong muốn trang bị cho các em trong thời kỳ đổi mới, hội nhập của đất nước.”

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]