Phân biệt tiếng ho để trị bệnh cho trẻ

Ho là triệu chứng khá phổ biến ở các bé. Nguyên nhân thường do các kích ứng từ không khí hoặc bệnh ở cổ họng và phổi.

0
Nhận diện các tác nhân gây ho

- Ho nặng vào buổi sáng; ho kèm sốt có thể do virus. Khi virus xâm nhập, gây đau họng hoặc cảm lạnh thì bé thường ho ra đờm xanh (vàng) trong vài ngày đầu tiên. Cơn ho kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu kèm theo sốt liên tục, gây nôn trớ thì cần đưa bé đi khám sớm.
Nếu triệu chứng nhẹ thì không cần điều trị, cơn ho sẽ tự khỏi. Bé có thể bị ho do ốm sốt hoặc cảm lạnh. Khi các triệu chứng sốt, cảm lạnh giảm thì cơn ho cũng biến mất theo.

Nên cho bé uống đủ nước (sữa với bé nhũ nhi), nhất là khi trời nóng bức. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng paracetamol. Phần lớn các triệu chứng sẽ giảm sau 4-5 ngày, dù ho nhẹ vẫn tiếp diễn hàng tuần.

Các triệu chứng nặng hơn sau 4-5 ngày thì cần đưa bé đi khám ngay. Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh cho bé. Một số trường hợp, sau khi bị nhiễm bệnh, các bé sẽ có “bệnh ho” dai dẳng nhưng thường nhẹ, không xuất hiện vào ban đêm.
 

Ảnh minh họa.


- Ho kèm khò khè; ho liên tục, ho khan, ho nhiều vào buổi tối có thể do hen suyễn. Đặc biệt với gia đình có tiền sử hen suyễn.

Bé cần được đi khám ngay. Ho liên tục chứng tỏ hen suyễn ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ và cần điều trị bằng thuốc. Nhiều bé còn được ngăn ngừa và làm dịu cơn hen bằng ống thở hen suyễn.

Khói thuốc lá có ảnh hưởng lớn đến bé bị hen. Những bé có cha mẹ hút thuốc lá bị ho nhiều gấp đôi so với những bé có cha mẹ không hút thuốc.

- Ho sau khi bị nghẹn có thể do vẫn còn dị vật trong cuống phổi (như hạt đỗ). Nếu nghi ngờ điều gì, bạn nên đưa bé đi khám ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy dị vật bị mắc lại trong người bé.

- Nhiều bé bị ho do sữa trào vào cuống phổi. Nguyên nhân có thể do khả năng phối hợp giữa nuốt và thở kém (có thể do bé được cho bú trong tư thế nằm ngang thời gian dài). Tình hình sẽ được cải thiện khi bé được cho bú trong tư thế đứng người.

Ngăn ngừa và ứng phó với bé bị ho

- Với bé trên 1 tuổi, nâng đầu giường (đầu cũi) của bé với vài quyển sách. Có thể kê thêm gối cho bé. Với bé dưới 1 tuổi, không được kê cao đầu của bé.

- Dùng máy tạo độ ẩm cho phòng của bé. Hoặc có thể đun một ấm nước sôi trong phòng ngủ của bé vài phút. Nhớ mở nắp ấm. Tránh cho bé lại gần ấm nước. Không đun nước khi không có người lớn canh chừng. Hơi nước khiến không khí không bị khô, giúp bé dễ thở, thông đờm dãi.

- Nhỏ vào mặt sau của gối hoặc khăn trải cũi giọt tinh dầu thơm (loại dành cho bé) cũng giúp bé dễ thở. Hoặc nhỏ tinh dầu vào khăn mùi xoa rồi đặt khăn dưới đệm của bé.

- Mật ong, chanh có tác dụng trị ho cho bé trên 1 tuổi.

- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột vì nó khiến cơn ho nặng hơn.

Thuốc trị ho

Hiện nay, có khá nhiều sản phẩm dành để trị ho cho bé ở mọi độ tuổi. Hiệu quả của thuốc cũng khác nhau do nhiều yếu tố. Nên nhớ, việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về thuốc trị ho cho bé như sau:

- Thuốc trị ho như pholcodine hoặc codeine không được dùng cho bé.

- Thuốc hít có mùi thơm như Karvol chỉ nên dùng cho bé trên 3 tháng tuổi và có tác dụng tốt khi bé ngạt mũi do nhiều dử mũi.

- Thuốc long đờm hợp với những cơn ho có đờm.

- Siro trị ho dành cho bé thường khá an toàn và hiệu quả với những cơn ho khan.

Nhìn chung, thuốc trị ho cho bé có thể gây hại nếu dùng quá liều hoặc dùng trong thời gian dài.

* Thông tin tham khảo. Không tự ý chẩn đoán và điều trị cho bé khi chưa có ý kiến của bác sĩ.


Theo Babyworld/M&B

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]