Phát hiện sớm ung thư nhờ...sứa

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra một phương pháp mới, sử dụng tế bào phát quang của loại sứa phát sáng trong bóng tối để phát hiện những khối u nằm sâu bên trong cơ thể người.

15.5967
Giáo sư Norman Maitland, thuộc phòng nghiên cứu các bệnh ung thư Yorkshire, Đại học York cho biết, mức độ phát hiện thành công khối u nhờ vào sử dụng các tế bào sứa này cao gấp 10 lần so với chụp CT.
 
Những tế bào ung thư nằm sâu bên trong cơ thể người rất khó phát hiện ra ở những giai đoạn đầu của bệnh. Ví dụ, tia X gần như không thể quan sát được sâu trong khối u hay xương, vì thế giới hạn việc tìm ra ung thư xương giai đoạn đầu.

Trong khi đó, những bệnh ung thư lại rất cần phát hiện sớm, để có hướng điều trị kịp thời.

Năm 2008, nhà hóa học người Mỹ Roger Tsien đã dành giải Nobel hóa học cho nghiên cứu thành công việc lọc trong protein nhờ dùng sứa phát quang.

Chính ý tưởng này đã gợi mở cho các nhà khoa học thuộc trường Đại học York việc dùng tế bào sứa để tìm ra tế bào ung thư.
 
Các nhà khoa học đã tiến hành chuyển protein dẫn xuất tế bào phát quang của sứa vào tế bào của người nhờ các virus vô hại. Các virus này sẽ mang các protein vào khối u và nhân giống thành hàng nghìn tế bào phát quang.

Khi dùng camera chuyên dụng soi chiếu, các protein này sẽ phát sáng và định vị được các tế bào ung thư. Quy trình này được gọi là Virimaging.

Theo đánh giá của giáo sư Norman, chụp CT chỉ có thể phát hiện ra các khối u sau khi khoảng vài nghìn tế bào ung thư đã xuất hiện. Song với công nghệ mới này, việc phát hiện ung thư có kết quả ngay từ giai đoạn đầu, khi chỉ có chưa tới 100 tế bào ung thư.

Đồng thời, công nghệ này còn được sử dụng để phát hiện các dạng ung thư mới cũng như các dạng ung thư chạy lan trong cơ thể và tái phát sau điều trị.

Kết quả khả quan mang lại hy vọng cho việc sử dụng rộng rãi công nghệ mang tính đột phá này trong y học trong thời gian tới.

Theo Dailymail/Bee.net.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]