Phát minh thần kỳ: lá cây ‘hít’ CO2 và ‘thở’ ra xăng

Theo các nhà nghiên cứu: loại lá cây nhân tạo mới này có thể là một bước tiến lớn cho sự phát triển của loài người.

15.6671


Lá cây nhân tạo có thể tạo ra xăng từ quá trình quang hợp

Đội ngũ nghiên cứu được dẫn dắt bởi Peidong Yang, thuộc Viện Khoa học năng lượng vi mô Kavli tại ĐH California, Berkeley (Mỹ).

Họ đã tạo nên loại lá này dựa trên quá trình quang hợp tự nhiên của lá cây - quá trình sử dụng nước, ánh sáng và khí CO2 để tạo thành đường (nhiên liệu hữu cơ) để nuôi sống thân cây.

Bằng một số tác động vào quá trình này, lá cây nhân tạo có thể cho ra những sản phẩm khác, trong đó bao gồm cả nhiên liệu cho chúng ta sử dụng.
Để chứng minh điều này, nhóm nghiên cứu đã thay đổi cấu trúc của lá để tạo nên khí methane, thay vì sản phẩm tự nhiên của quá trình quang hợp là đường. Trong quá trình này, nước sẽ được tách thành khí hydro, sau đó hệ thống sẽ xử lý khí CO2 để cho ra methane.

(Ảnh minh họa)


Yang cho biết “Mục đích của thí nghiệm này là để cho thấy được chúng ta có thể can thiệp vào quá trình quang hợp của cây và từ đó tìm cách tối ưu hóa các sản phẩm từ quá trình này”.
Trước đó, nhóm nghiên cứu của Yang đã có thể tạo ra butanol - một thành phần của xăng - cùng một số hợp chất có cấu trúc phức tạp khác như Formaldehyde từ quá trình quang hợp.

Bước tiếp theo, họ dự định sẽ tạo nên một hệ thống thực vật có khả năng quang hợp và tạo nên sản phẩm là nhiên liệu lỏng.

Lá cây nhân tạo có thể là phát minh bước ngoặt của loài người
Theo Ted Sargent, Phó giám đốc viện Nghiên cứu ứng dụng Khoa học và Kỹ thuật tại ĐH Toronto: "Phát minh này có thể tạo nên bước ngoặt cho loài người khi có thể tái sử dụng các nhiên liệu hóa thạch mà không làm tăng thêm lượng khí thải ra môi trường".
Nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]