Phòng bệnh dễ hơn chữa trị!

(TNTS) Vào tuổi xế chiều, hệ miễn dịch của con người bị suy yếu, khả năng hấp thụ các loại thuốc kém đi, quá trình hồi phục sau khi mắc bệnh kéo dài và dễ xảy ra các biến chứng, tái phát. Vì thế, việc tìm kiếm các phương pháp để nâng cao sức khỏe người cao tuổi, phòng bệnh hơn chữa bệnh thường được đặt lên hàng đầu.

15.6046

(TNTS) Vào tuổi xế chiều, hệ miễn dịch của con người bị suy yếu, khả năng hấp thụ các loại thuốc kém đi, quá trình hồi phục sau khi mắc bệnh kéo dài và dễ xảy ra các biến chứng, tái phát. Vì thế, việc tìm kiếm các phương pháp để nâng cao sức khỏe người cao tuổi, phòng bệnh hơn chữa bệnh thường được đặt lên hàng đầu.

Tăng cường hoạt động cơ thể

Người già thường thiếu vitamin D, canxi nên xương giòn, dễ gãy, khớp xương cứng, một phần cũng do chế độ vận động ít, thường chỉ quanh quẩn trong nhà, trông cháu cho các con. Không vận động thường xuyên khiến khả năng phản xạ của cơ thể cũng kém nhạy, khi đi có nguy cơ dễ bị trượt té. Để phòng tránh, cơ thể người già cần được vận động thường xuyên, các khớp tự động được bôi trơn, tuần hoàn máu tăng nhanh, cải thiện hoạt động của tim, giúp phòng tránh các loại bệnh tim mạch.

Những môn thể thao phù hợp với người già là những môn có cường độ nhẹ nhàng, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể như đi bộ, chạy chậm, thể dục dưỡng sinh, khí công, cầu lông... Tuyệt đối tránh hoạt động cần sự xoay trở đột ngột dễ gây trật khớp. Đồng thời cũng không nên vận động quá sức, tập một lần 3-4 tiếng mà nên rải đều lịch tập mỗi ngày khoảng 30 phút một lần để cơ thể dễ dàng thích ứng.

 
Những bài vận động thường xuyên rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi - Ảnh: Ngọc Thắng

Gia đình có người cao tuổi cũng có thể lập thời khóa biểu buổi sáng dậy sớm tập thể dục cùng nhau, giúp gắn kết mối quan hệ giữa các thế hệ.

Tránh xa các chất có hại cho cơ thể

Môi trường sống trong lành, giảm bớt những thói quen xấu như sử dụng chất kích thích cũng góp phần ngăn chặn rất nhiều loại bệnh như tăng huyết áp, phổi, tai biến mạch máu não. Nên loại bỏ suy nghĩ “Có còn sống được bao lâu nên thích làm gì thì làm” hoặc “Trước giờ mình uống rượu bia không bị gì, nay sao uống tiếp lại không được”. Nên nhớ cơ thể con người khi còn trẻ, gan thận còn mạnh, có thể đào thải được một lượng lớn chất độc ra khỏi cơ thể. Nhưng theo thời gian, chức năng gan thận suy yếu, cộng với các chất độc không được lọc hết tích lũy lại trong người sẽ dần gây bệnh, tới lúc bộc  phát thì không còn ngăn chặn kịp.

 

Thông tin thú vị

Trước giờ chắc ai cũng nghĩ số tuổi của một người sẽ quyết định người ấy có già hay chưa. Thế nhưng theo cách tính tuổi mới của GS.TS Davis Demko – một chuyên gia lão khoa ở Mỹ thì có một cách tính tuổi mới dựa trên trung bình của bốn loại tuổi : Tuổi thời gian, Tuổi thể chất, Tuổi xã hội, Tuổi tâm lý. Theo cách tính này thì tuổi cao chưa chắc đã già, nếu có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các bệnh lý tuổi già, bảo dưỡng sức khỏe tốt cộng thêm duy trì tâm lý luôn tươi trẻ thoải mái thì dù tuổi có cao nhưng cũng chưa già đâu!

Người cao tuổi nên tự ý thức, cai từ từ các loại chất kích thích. Có thể dùng kẹo sing gum dành cho người nghiện thuốc lá hoặc những ống thuốc lá điện tử, có nồng độ nicotin tương đương nhưng giảm bớt được các chất độc hại khác. Trong những dịp lễ tết, nếu phải dùng chất có cồn thì có thể uống vài ly rượu nho, nồng độ cồn vừa thấp vừa tốt cho hệ tiêu hóa.

Ăn “đủ” và “đúng” chất

Khi còn trẻ ăn uống bừa bãi không chú ý thì cơ thể vẫn tự đào thải được nhưng khi về già khả năng tự “xử lý” của cơ thể không còn được như trước nữa. Người cao tuổi thường rất dễ bị tích tụ các cholesterol xấu có trong thực phẩm chế biến từ động vật, gây xơ vữa động mạch, mỡ trong máu.

Chọn thế nào cho “đúng” thức ăn: cơ thể người cao tuổi không chỉ cần thức ăn bổ, mà còn phải đáp ứng đúng những chất mà cơ thể người già đang thiếu và khó hấp thụ từ bữa ăn hằng ngày, do lượng chất này trong thực phẩm thông thường quá ít, hoặc do bộ máy tiêu hóa đã lớn tuổi không hấp thụ được. Các chất này, ví dụ như chất xơ (tối thiểu 300gr rau xanh 1 ngày) giúp tránh các bệnh táo bón, trĩ; canxi,

vitamin D giúp ngăn ngừa loãng xương (có nhiều trong hải sản, chuối); Plant Sterol ( hay còn gọi là Sterol Ester thực vật) - một loại chất béo chiết xuất từ thực vật, giúp giảm cholesterol xấu trong máu (nên đảm bảo đủ 1,3gr Plant Sterol mỗi ngày theo khuyến nghị của tổ chức FDA Hoa Kỳ để đảm bảo sức khỏe tim mạch).

...Và “đủ”: Chế độ ăn hợp lý đối với người già nên được chế biến từ một thực đơn đa dạng, khiến vị giác không bị “ngán”, bao gồm các món chính trong bữa cơm và các món phụ như trái cây, các loại sữa dinh dưỡng đặc trị với công thức đặc biệt dành cho người cao tuổi, giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết để ngăn ngừa các bệnh lý tuổi già.

Nếp sống khoa học

Ở người già, bộ máy tiêu hóa hoạt động kém đi là điều không tránh khỏi, dễ dẫn tới cảm giác chán ăn, không đói, khiến người già bỏ bữa, ăn không no, ăn không đủ chất. Ngoài ra do cơ thể không hấp thụ được Vitamin nhóm B và kẽm trong thực phẩm hằng ngày, người già thường mất ngủ, bỏ giấc, dẫn tới cơ thể ngày càng suy kiệt, bệnh tật theo nhau kéo tới.

Vì thế, việc xây dựng và tuân theo một nếp sống khoa học, ăn ngủ đúng giờ, luôn giữ cho tinh thần lạc quan yêu đời nên được đặt lên hàng đầu. Việc ngồi vào bàn ăn vào một giờ nhất định, tránh ăn vặt tạo ra phản xạ cho tuyến nước bọt tập trung tiết ra trong một lúc, tăng vị giác, dịch vị tiết nhiều hơn, giúp tiêu hóa nhanh, giảm cảm giác no hơi, đầy bụng.

Dù gia đình có bận rộn đến mấy, cũng nên chọn ít nhất 3 buổi tối 1 tuần là “bữa tối của gia đình”, mọi người quây quần bên mâm cơm. Không khí vui vẻ này sẽ khiến người già ăn ngon miệng hơn hẳn.

Mai Ngọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]