Phòng bệnh loãng xương

Độ chắc của xương phụ thuộc vào mật độ các chất khoáng có trong xương, chắc nhất vào độ tuổi 20 - 29. Từ 40 tuổi trở đi, mật độ xương sẽ giảm dần do sự mất chất xương.

15.5869

Tôi 63 tuổi, vừa qua do ngã bị gãy cổ xương đùi. Nghe nói là do loãng xương. Xin quý báo giải thích rõ về bệnh loãng xương. Có phải sau mãn kinh ai cũng bị loãng xương? Cần phòng chống bằng cách nào?

Phạm Thị Hải (Hà Tây)

Độ chắc của xương phụ thuộc vào mật độ các chất khoáng có trong xương, chắc nhất vào độ tuổi 20 - 29. Từ 40 tuổi trở đi, mật độ xương sẽ giảm dần do sự mất chất xương. Khi người phụ nữ mãn kinh (trung bình 48 - 50 tuổi), lượng nội tiết tố nữ estrogen giảm, lúc này tốc độ mất chất xương tăng nhanh dẫn đến xương bị loãng và dễ gãy. Vị trí gãy xương do loãng xương hay gặp là cổ tay, cổ xương đùi, xẹp đốt sống. Xương chắc khỏe phụ thuộc vào nhiều yếu tố: di truyền, môi trường sống, hoạt động thể lực, dinh dưỡng. Trong đó yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất. Các thành phần dinh dưỡng quan trọng cho xương là: protein, canxi, phospho, vitamin D, vitamin C, vitamin K và các khoáng chất: mangan, thiếc, kẽm. Ngoài ra, các nội tiết tố như estrogen ở nữ giới có tác dụng chống nguy cơ loãng xương. Thức ăn giàu canxi như sữa, sản phẩm từ sữa, một số loại rau, đỗ, đậu phụ, giá đỗ, đậu tương, ngoài cung cấp canxi còn cung cấp lượng estrogen thiên nhiên, rất tốt cho phụ nữ tuổi mãn kinh.

Do vậy để phòng bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp tập luyện và tắm nắng vào buổi sáng.

BS. Trần Mạnh Toàn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]