Phòng bệnh mùa nóng cho trẻ

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, cho biết số trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng trong tháng 3 đã tăng gấp đôi so với tháng 2. Trong tháng 3, BV Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận điều trị cho 489 lượt trẻ khám bệnh tay - chân - miệng. Riêng tại Khoa Nhiễm đã có hơn 120 trẻ mắc bệnh tay- chân- miệng phải nhập viện điều trị, trong số này có 30% trường hợp bị biến chứng và 5 trường hợp bị biến chứng lên não. Theo dự báo của bác sĩ Khanh, bệnh tay- chân- miệng sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 4, tháng 5.

15.5976
Ngày 4-4, có mặt tại Khoa Hô hấp Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 - TPHCM, chúng tôi chứng kiến cảnh nhiều bệnh nhi phải nằm ghép đôi, ghép ba trên một giường bệnh. Bệnh hô hấp tăng đột biến Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, cho biết số trẻ mắc bệnh hô hấp đột ngột tăng cao trong khoảng hai tuần nay. Thời gian sau Tết, mỗi ngày Khoa Hô hấp chỉ có 80-85 bệnh nhi nằm điều trị thì nay đã lên đến 110-120 bệnh nhi/ngày. Đặc biệt, có rất nhiều bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng. Hiện trong khoa có 20 trẻ phải thở ô xy, chiếm 1/5 tổng số bệnh nhi nhập viện. Theo bác sĩ Tuấn, ở xứ lạnh, hoặc khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh hô hấp mới tăng cao. Thế nhưng, ở nước ta mỗi khi thời tiết nóng quá cũng làm số trẻ mắc bệnh hô hấp tăng cao. Nguyên nhân là do các bậc cha mẹ hay để luồng gió quạt thổi thẳng vào trẻ, chạy máy lạnh với độ lạnh cao làm trẻ dễ nhiễm lạnh, mắc bệnh. Đa số bệnh nhi nhập viện do đã bị viêm phổi và lên cơn suyễn. Bác sĩ Tuấn cho biết, mùa này cũng không phải đỉnh cao của bệnh suyễn thế nhưng số trẻ mắc bệnh suyễn nhập viện cũng tăng cao. Chỉ trong một đêm trực ngày 3-4, Khoa Hô hấp đã tiếp nhận 4 ca suyễn, trong đó có 3 ca nặng phải thở ô xy. Những yếu tố như bị nhiễm lạnh hoặc chịu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (từ phòng máy lạnh ra bên ngoài và ngược lại) đã kích phát cơn suyễn ở trẻ. Khi thấy trẻ lên cơn suyễn, một số phụ huynh đã đưa trẻ đi móc đàm, nhớt. Theo bác sĩ Tuấn, suyễn là quá trình viêm nhiễm của phổi, nên móc đàm, nhớt sẽ không có hiệu quả, chưa kể còn làm trẻ bị ói, sặc, trầy xước cổ họng, thậm chí còn làm cơn suyễn nặng thêm. Để phòng bệnh hô hấp trong những ngày trời nắng nóng, nên cho trẻ uống nhiều nước (tránh uống nước đá) để cơ thể không bị mất nước, tránh để quạt thổi trực tiếp vào trẻ. Nếu dùng máy lạnh cũng không nên để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá 4-5 độ so với môi trường bên ngoài. Bệnh chàm, nấm Candida Bác sĩ Trần Ngọc Ánh, Khoa Khám bệnh BV Da liễu TPHCM, cho biết những ngày nắng nóng gần đây, số trẻ mắc bệnh chàm và bị nấm Candida... đến BV khám bệnh tăng gấp đôi so với ngày bình thường. Nhiều cháu bé được cha mẹ đưa đến khám bệnh với hai vùng mông ửng đỏ, các ngấn cổ, tay, bẹn mọc nhiều rôm sảy... Bác sĩ Ánh giải thích, trời nắng nóng thường làm trẻ đổ mồ hôi nhiều. Khi mồ hôi bị ứ đọng sẽ tạo thành rôm sảy. Lúc này, chỉ cần tắm cho trẻ bằng các loại nước lá cây có tác dụng mát da như me, ổi, khổ qua... rôm sảy sẽ bớt. Nhưng nếu để rôm sảy mọc nhiều quá sẽ dễ chuyển thành bệnh chàm với các triệu chứng da đỏ ửng, ngứa ngáy, khó chịu. Nếu lại tắm cho trẻ bằng những dung dịch có mùi thơm, có chất kiềm (xà bông) sẽ làm bệnh nặng thêm. Bác sĩ Ánh lưu ý, thoa phấn rôm sẽ làm giảm tình trạng rôm sảy ở trẻ. Tuy nhiên, vào những hôm nắng nóng quá, mồ hôi trẻ đổ nhiều mà thoa phấn rôm sẽ làm da trẻ bị dính, gây hăm. Đặc biệt, ở những vùng da hay cọ xát như cổ, bẹn, nách... lại thêm bị ẩm sẽ rất dễ gây hăm da, bệnh nấm Candida. Vì vậy, khi thấy da trẻ bị ngứa, đỏ nhiều, nên đưa trẻ đi khám bệnh để được điều trị kịp thời, tránh tự ý thoa những loại kem có chứa corticoid sẽ làm nấm ngày càng lan rộng. Trong những ngày nắng nóng, các bậc cha mẹ nên cho trẻ mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát, tắm và lau rửa thường xuyên cho trẻ. Phòng ngừa say nắng Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Khoa Hồi sức BV Nhi Đồng 1, trong những ngày nắng nóng, nếu trẻ chơi dưới nắng lâu rất dễ bị say nắng. Say nắng xảy ra khi cơ thể bị mất nước trầm trọng (đổ mồ hôi nhiều). Lúc đó, trẻ sẽ bị choáng, xây xẩm, khát nước, thân nhiệt có thể lên tới 38oC - 39oC, nặng hơn còn làm trụy tim mạch, gây sốc. Vì vậy, khi trẻ bị say nắng, cần đưa trẻ vào nơi thoáng mát, nghỉ ngơi và cho uống nhiều nước. Khi trẻ bị say nắng mà có những triệu chứng như mệt lả, ngất, mạch yếu, tay chân lạnh nhưng người lại nóng, cần đưa đến BV để cấp cứu kịp thời.
Bệnh tay - chân - miệng tăng gấp đôi

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, cho biết số trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng trong tháng 3 đã tăng gấp đôi so với tháng 2. Trong tháng 3, BV Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận điều trị cho 489 lượt trẻ khám bệnh tay - chân - miệng. Riêng tại Khoa Nhiễm đã có hơn 120 trẻ mắc bệnh tay- chân- miệng phải nhập viện điều trị, trong số này có 30% trường hợp bị biến chứng và 5 trường hợp bị biến chứng lên não. Theo dự báo của bác sĩ Khanh, bệnh tay- chân- miệng sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 4, tháng 5.

Bài và ảnh: Thùy Dương
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]