Phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ như thế nào?

Nếu đã có con thì hẳn chị em đều nghe qua bệnh tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi rồi nhỉ? Nhưng các chị có biết nguyên nhân vì sao mà bệnh này hay “tấn công” trẻ nhỏ vậy không?

0

Theo các chuyên gia thì, bệnh này do nấm Candida Aldicans gây nên. Được biết đây là một loại nấm men, thường xuất hiện trong khoang miệng của trẻ. Nguyên nhân là:

- Không tráng miệng sau khi bú, ăn bột, v.v…

- Không đánh răng cẩn thận.

- Thường xuyên ăn bánh ngọt, kẹo về đêm.

- Bị nhiễm HIV, ung thư, v.v… có sức đề kháng kém.

- Thường xuyên dùng corticoid đường hít với trẻ bị hen suyễn.

- Dùng thuốc kháng sinh.

~~~> miệng trẻ kém vệ sinh, tạo môi trường thuận lợi để nấm lưỡi phát triển và gây bệnh.

Biểu hiện đầu tiên khi nấm “tấn công” là: Đầu lưỡi xuất hiện một số dấu chấm trắng nhỏ, rồi từ từ những chấm trắng ấy lan rộng ra thành một mảng trắng. Nếu để lâu không chịu chữa trị thì nấm sẽ ăn lan khắp lưỡi bé, làm mất dần vị giác. Chưa nói đến chuyện, bé sẽ bị đau đớn, không thể nào bú, cảm thấy bức rức khó chịu và hay quấy khóc.

Còn nếu nấm mọc quá dày thì có thể nó lan vào cả đường thở gây viêm phổi. Rồi từ phổi nó lan xuống dạ dày làm trẻ bị tiêu chảy nhiều nữa. Nếu để lâu có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy chúng ta phải làm sao đây?

Trước hết thì phải phòng bệnh:

- Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lưỡi của trẻ đúng cách và thường xuyên.

- Cho trẻ uống nước lọc để làm sạch miệng và lưỡi sau khi bú, ăn bột.

- Đôi khi cho trẻ dùng ít dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng.

- Riêng trẻ sơ sinh, bạn cần dùng gạc mềm và sạch, thấm miếng nước muối sinh lý để lau lưỡi cho trẻ. Còn với trẻ lớn hơn một chút thì lúc đầu bạn có thể vệ sinh miệng giùm trẻ, nhưng sau đó bạn phải dạy trẻ cách tự vệ sinh và súc miệng. Đặc biệt là bạn phải hạn chế không cho con ăn vặt, ăn bánh kẹo, uống nước ngọt vào buổi tối để không tạo môi trường thuận lợi cho nấm sinh sôi.

Nhưng nếu trẻ bị nấm lưỡi rồi thì sao?

Mức độ nhẹ, bạn có thể dùng nước muối súc miệng hàng ngày. Còn không thì dùng dung dịch lodo Povidin 1% để súc miệng, hoặc dùng gạc mềm tẩm dung dịch đó để lau miệng và lưỡi trẻ cũng được.

Có thể dùng các thuốc chữa nấm như Nystatin, vì đây là loại thuốc kháng nấm có tác dụng rất tốt, nhất là đối với nấm lưỡi ở trẻ nhỏ. Tất nhiên là Nystatin không có độc và không ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ dù trẻ đang yếu hay đang khỏe thì cũng dùng được hết.

Bên cạnh, các bạn cũng có thể dùng Miconazol có tác dụng chống nhiều loại nấm, trong đó có Candida albicans. Chỉ cần bôi một ít Miconazol lên chỗ có nấm thôi. Nhưng các bạn phải nhớ điều này, tránh dùng miconazol đối với trẻ bị bệnh về gan, bị dị ứng với Miconazol, v.v… nha. Nếu không thuốc này sẽ gây ra một số chứng rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm gan, mẩn ngứa, v.v…

Nhưng tốt nhất là hỏi ý kiến bá sĩ trước khi bạn dùng thuốc cho con nha. Vậy thì an toàn hơn nhiều so với việc tự ý mua và chữa trị cho con.

Điều cuối cùng tui muốn nhắc nhở các bạn là: tuyệt đối không cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ. Vì cậy có thể làm trẻ chảy máu dẫn đến nhiễm trùng lưỡi. Mà đã nhiễm trùng thì nấm lưỡi càng có điều kiện để lan rộng và gây bệnh hơn. Và các bạn cũng không được dùng mật ong, nước chanh bôi lên lưỡi trẻ vì như vậy sẽ làm nấm lưỡi dễ sinh sôi và nguy hiểm hơn.



0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]