Phòng chống bệnh do mò đốt

Nhóm bạn chúng tôi sắp đi nghỉ mát ở vùng cao, những người bạn đã đi du lịch trước nhắc chúng tôi phải đề phòng bệnh sốt mò khi đến vùng rừng núi. Xin bác sĩ cho biết cách phòng chống bệnh sốt mò như thế nào?

0

Nhóm bạn chúng tôi sắp đi nghỉ mát ở vùng cao, những người bạn đã đi du lịch trước nhắc chúng tôi phải đề phòng bệnh sốt mò khi đến vùng rừng núi. Xin bác sĩ cho biết cách phòng chống bệnh sốt mò như thế nào?

Nguyễn Anh Quân ([email protected])

Bệnh do mò đốt là bệnh truyền nhiễm cấp tính bởi Rickettsia orientalis gây nên và thường xảy ra vào mùa mưa và nóng. Triệu chứng: sau khi bị mò đốt từ 8 - 12 ngày, tại vết mò đốt nổi lên nốt phổng nước, nhưng không đau, không ngứa. Sau đó xuất hiện hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc: sốt nhẹ 1 - 2 ngày đầu, sau sốt cao liên tục; hoặc đột ngột sốt cao 39 - 40°C kéo dài từ 15 - 20 ngày. Nhiễm độc thần kinh nặng: đầu nhức như búa bổ, kéo dài nhiều ngày, có khi nhức cả 2 hố mắt; mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đi lại lảo đảo, ù tai, lưỡi run rẩy, có cơn vã mồ hôi, đau cơ nhiều. Vết loét xuất hiện ở nơi bị mò đốt thường chỉ có một vết loét, hình tròn hay bầu dục; hạch ở gần nơi có vết loét và hạch toàn thân. Các triệu chứng khác: da hồng hào do giãn mạch, sung huyết kết mạc mắt với nhiều tia máu đỏ, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hóa, ho ra máu... ngoại tâm thu, huyết áp giảm; viêm phổi; táo bón hay tiêu lỏng, gan và lách hơi to... Điều trị: dùng các thuốc chloramphenicol và tetracyclin có kết quả tốt; truyền dịch bồi phụ nước và điện giải; dùng các thuốc trợ tim mạch, an thần, hạ sốt, vitamin c, nhóm B. Phòng bệnh: mọi người khi phải vào rừng núi làm việc, công tác, du lịch... cần có biện pháp bảo vệ khỏi bị mò đốt bằng cách mặc quần áo dài, chân quấn xà cạp, đi bít tất, đi giày, gài ống quần và ống tay áo kỹ. Không phơi quần áo, đặt balô hành lý trên cỏ... Phun thuốc diệt ấu trùng mò...

BS. Nguyễn Bằng Việt   

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]