Phòng, chữa bệnh bằng rau mùi

Miền Bắc gọi là rau mùi, miền Nam gọi là ngò rí. Tên Hán là hồ tuy. Bản thảo cương mục gọi là hương tuy. Tên khoa học là Coriandrum sativum L. Thuốc họ hoa tán Apiaceae. Đó là một trong loài cây được trồng lâu đời nhất trên thế giới, là vật dùng thờ cúng của người Hy Lạp khoảng 1.000 năm trước Công nguyên.

15.5943

Miền Bắc gọi là rau mùi, miền Nam gọi là ngò rí. Tên Hán là hồ tuy. Bản thảo cương mục gọi là hương tuy. Tên khoa học là Coriandrum sativum L. Thuốc họ hoa tán Apiaceae. Đó là một trong loài cây được trồng lâu đời nhất trên thế giới, là vật dùng thờ cúng của người Hy Lạp khoảng 1.000 năm trước Công nguyên. Mùi cũng đã trở thành cây rau, cây thuốc Nam từ lâu đời vô cùng quen thuộc của người Việt Nam.

Bản thảo cương mục của Lý Thời Trần "Rau mùi thơm cay ôn, nội thông tâm tỳ ngoại đến tứ chi" trục phong giải độc, kiện tỳ, tăng cường tuần hoàn huyết dịch. Chữa cảm phong hàn, sốt đau đầu, rối loạn tiêu hóa sởi. Nâng cao thị lực, phòng sởi khỏi ngứa. Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh viết: hồ tuy, mùi tui (rau mùi ta, ngò rí) vị cay ấm, không độc, tiêu thức ăn, thông đại - tiểu - tiện, trị chứng phong tà và làm cho ban đậu bị hãm sẽ mọc được. Hồ tuy tử: hạt mùi vị cay, tính bình không độc, có tác dụng tống độc ra, sát khuẩn trị lở, tiêu thức ăn cũ, trị chứng trường phong hạ huyết, bệnh trĩ, mạch lươn. Để trị chứng khí kết trệ dùng rau mùi hái vào ngày 5 tháng 5 (tết Đoan Ngọ). Để chữa bệnh về mùa hạ, thu, đông, dùng rễ mùi thì hay hơn. Có địa phương ăn mùi toàn cây cả rễ cho là thơm ngon hơn.

Toàn cây rau mùi có tinh dầu với thành phần chính là coriandrol (65-70%) được dùng làm nước hoa, nước gội đầu, làm rượu, ướp chè. Hạt tươi quả mùi hắc nhưng sấy lên thì mùi trở nên thơm, dễ chịu. Tính năng công dụng của mùi trong Đông Tây y tương tự các cây cỏ có tinh dầu, như gây hưng phấn thần kinh, kích dục, tăng trí nhớ, kích thích ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn, chữa nôn trướng bụng (gây trung tiện) giảm đau răng, đau thắt dạ dày ruột. Hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá gấp 10 lần cà chua, dưa chuột và đậu rán. Hàm lượng canxi, sắt cao hơn các rau khác. Ngoài ra còn chứa các vitamin B1, B2, B6, B12, C, E và các chất khoáng như kiềm, selen, magiê, đồng...

Trong sách "Thực phẩm kỳ diệu tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh tim" của Liz Applegate (California) có viết: "Rau gia vị như húng, mùi, bạc hà... thường được dùng mọi bộ phận của cây tươi để tạo ra hương vị đặc trưng của các món ăn. Ăn nhiều rau gia vị là một cách tốt để ngăn ngừa bệnh tim, do chúng trung hòa muối natri và chất béo. Rau mùi có thể phối hợp với hầu hết các loại rau có trong các món nấu, thịt gà, thịt cừu, thịt bê, trứng, cá...

Một số cách dùng rau mùi:

Làm cho sởi mọc nhanh và đều. Trước mùa sởi lấy cây mùi già rửa sạch, hong gió cho khô để nấu nước tắm, giặt quần áo cho trẻ 1-2 tuần một lần. Khi bị sởi dùng lá hay hạt giã nhỏ, nhuyễn, với ít rượu trắng, cho vào gói vải xoa nhẹ lên người thứ tự từ trên xuống tay chân (trừ mặt) hoặc phun bằng miệng (sau khi đã súc sạch miệng) xong mặc áo kín, tránh gió lùa.

Bên trong uống nước sắc rau mùi tươi.

Chữa thiếu sữa, mất sữa

- Lá rau mùi khô 50g, hạt mùi 20g. Sắc đặc uống mỗi lần 1 chén, ngày 2 lần.

- Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g. Nấu cháo ăn.

- Hạt mùi 6g cho vào ấm cùng 100ml nước, đun sôi khoảng 15 phút lấy nước thuốc chia ra 2 phần uống hết trong ngày.

Chữa loét niêm mạc lưỡi: Lá rau mùi 20g, lá rau húng chanh 12 lá, ngâm nước muối. Nhai kỹ ngậm nuốt từ từ rất hiệu quả.

Mặt mọc nốt ruồi đen: Hạt mùi sắc nước rửa mặt thường xuyên (Nam dược thần hiệu).

Chứng đau bụng lâm râm sau khi ăn, bụng hơi đầy trướng, không tiêu: Rau mùi 1 nắm, vỏ quýt 8-10g. Sắc uống khi nước sắc còn ấm.

Kiết lỵ: Đau bụng mót rặn đi ngoài không được, hoặc ra tí chút kèm máu, mũi, "lờ lờ máu cá". Hạt mùi 1 vốc sao thơm tán nhỏ, mỗi lần uống khoảng 8g. Nếu lỵ ra máu uống với nước đường, nếu lỵ ra nhầy uống với nước gừng. Ngày 2 lần.

Giun kim: Hạt mùi tán nhỏ, lòng đỏ trứng gà luộc, ít dầu vừng nhào chung cho đều, nặn thành thỏi nhỏ nhét vào hậu môn của trẻ khi trẻ ngủ qua đêm. Làm 3 đêm liền.

Ỉa chảy ra máu: Hạt mùi 1 vốc sao thơm tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với nước chín ngày 2 lần "rất tốt" (Nam dược thần hiệu).

Chứng lòi dom, sa trực tràng: Quả mùi đốt lên rồi tắt lửa cho khỏi lên để xông vào hậu môn.

Lưu ý: Phải chọn rau mùi tươi, mới thu hoạch để ăn và làm thuốc. Phải loại bỏ rau cũ nát vàng gây độc hại.

Không dùng khi đang dùng các thuốc Đông y như bạch truật, đan bì, đang bị loét dạ dày thì nên kiêng rau mùi.

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]