Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Thời điểm giao mùa chính là thời điểm dễ bùng phát bệnh sốt xuất huyết nhất. Bệnh tuy rất nguy hiểm, nhưng lại dễ phòng ngừa.

0
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh do vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do một loại muỗi đốt gọi là muỗi vằn, loại muỗi này sống xung quanh nhà, đẻ trứng trong những dụng cụ chứa nước. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè hoặc các thời điểm giao mùa.


Vệ sinh sạch sẽ khu vực sống, phát quang bụi rậm để phòng tránh sốt xuất huyết.
 
Khi bị SXH, các dấu hiệu đầu tiên sẽ là sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục từ 2 – 7 ngày và khó hạ sốt. Xuất hiện các chấm xuất huyết dưới da, chảy mãi cam, chảy máu nướu răng và có vết bầm ở da.
Dấu hiệu của người bị sốt xuất huyết
 
Thể bệnh nhẹ: sốt cao đột ngột 39-400C kéo dài trong 2 - 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sổ mũi. Thể bệnh nặng hơn bao gồm các dấu hiệu trên, kèm theo: dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.

Bệnh tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
 
Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và chưa có vacxin phòng ngừa cũng như thuốc đặc trị, có thể mắc đi mắc lại nhiều lần, vì thế biện pháp tốt nhất là phòng tránh, không để mắc bệnh.
 
Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất chủ yếu là diệt lăng quăng, diệt muỗi và phòng ngừa muỗi cắn. Để làm được những điều đó, người dân cần vệ sinh sạch sẽ khu vực sống, phát quang bụi rậm, úp ngược các âu, sành không sử dụng, thu gom, hủy bỏ các vật chứa nước không cần thiết (vỏ đồ hộp, vỏ xe cũ, chai lọ, mảnh lu khạp bể, báo dừa,...). Phun thuốc diệt muỗi theo định kỳ. Bên cạnh đó, khi đi ngủ (kể cả ban ngày) người dân cũng cần mắc màn cẩn thận để tránh muỗi đốt.
 
Đặc điểm của loại muỗi truyền bệnh

 
Muỗi màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng, thường được gọi là muỗi vằn. Đời sống của muỗi vằn liên quan chặt chẽ với hoạt động của con người: muỗi vằn trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn, màn, dây phơi và đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn hút máu ban ngày mạnh nhất là sáng sớm và chiều tối.

Tác giả: Vũ Anh (Tổng hợp)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]