Phòng ngừa đột quỵ tuổi 30

SKĐS - Nếu bạn cảm thấy mình còn quá trẻ chưa cần lo lắng về đột quỵ thì nên xem xét lại, vì có tới 15% đột quỵ xảy ra ở những người ở độ tuổi 30-40 tuổi

15.6005

Cho đến gần đây, người ta vẫn nghĩ rằng đột quỵ xảy ra phổ biến ở những người từ 60-65 tuổi nhưng theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Hội Y tế công cộng Ấn Độ, tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ là khá cao ở nước này (18-32% tổng số ca đột quỵ). Ngoài ra, đàn ông dễ bị đột quỵ hơn phụ nữ. Một cơn đột quỵ nghiêm trọng có thể gây tử vong nhưng nó cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.

Những người ở độ tuổi 30-40 tuổi bị cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì, nghiện uống rượu và hút thuốc có nguy cơ cao.

Đột quỵ xảy ra như thế nào?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi có sự gián đoạn lưu thông máu đến não dẫn đến mất đột ngột chức năng thần kinh. Điều này có thể dẫn đến hàng loạt các thiếu hụt bao gồm thay đổi về độ tỉnh táo cũng như suy giảm vận động, nhận thức, cảm giác, tri giác và chức năng ngôn ngữ. Cần lưu ý rằng để được phân loại là đột quỵ, các thiếu hụt thần kinh phải kéo dài ít nhất 24 giờ. Có hai loại đột quỵ là nhồi máu não và xuất huyết não. Nhồi máu não là do sự gián đoạn cung cấp máu, trong khi xuất huyết não là kết quả của vỡ mạch máu não hoặc cấu trúc mạch bất thường. Trong số tất cả các trường hợp đột quỵ, 87% là do nhồi máu não, phần còn lại là xuất huyết não.

Các nạn nhân đột quỵ thường dễ bị các vấn đề tâm thần và các triệu chứng bao gồm lo âu, dễ bị kích thích và kích động, khóc không kiểm soát, thờ ơ, hoang tưởng và ảo giác.

Hoạt động thế chất liệu có đủ?

Nếu bạn nghĩ rằng hoạt động thể chất sẽ giúp bạn ra khỏi danh sách nguy cơ, bạn cần xem xét lại. Hoạt động thể chất chắc chắn có lợi, nhưng không thể loại bỏ nguy cơ hoàn toàn. Nguy cơ đột quỵ có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố: chế độ ăn, lối sống…Tóm lại, uống rượu, hút thuốc quá nhiều, lối sống thụ động, thiếu tập luyện, thói quen ăn uống không lành mạnh, huyết áp cao, tiểu đường, béo phì và căng thẳng cao kéo dài cả ở nơi làm việc và ở nhà góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình bị đột quỵ cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ.

Ăn uống đúng cách

Một trong những yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ sớm là chế độ ăn uống với thực phẩm giàu calo, nhiều đường, nhiều muối như thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói…. Thói quen ăn uống này như một “quả bom” có thể phát nổ bất cứ lúc nào vì vậy cần hạn chế càng nhiều càng tốt. Tốt nhất là sử dụng những loại thực phẩm tươi mới như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Ngoài ra nên uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày để loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ

- Đau đầu đột ngột, dữ dội không rõ nguyên nhân

- Đột ngột tê, yếu hoặc liệt mặt, tay, chân ở một bên cơ thể

- Đột ngột nhìn mờ hoặc mất thị lực đặc biệt ở một mắt

- Chóng mặt, mất thăng bằng, choáng khi đi bộ

- Nói ngọng hoặc không thể nói chuyện

- Đột ngột mất ý thức

BS Cẩm Tú

Theo Timesofindia

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]