Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em mùa hè

(Webphunu.net) - Chế độ ăn uống, sinh hoạt vào mùa hè không cẩn thận dễ làm bé mắc chứng viêm phổi.

15.6004
Mùa nắng nóng đã bắt đầu xuất hiện, nhiệt độ cao nhất trong một tuần qua trên khắp 64 tỉnh thành vào khoảng: từ 33 - 40oC, đã bắt đầu xuất hiện. Và bạn đồng hành của nắng nóng là những chiếc máy lạnh, đồ ăn lạnh. Tuy nhiên, thay đổi nhiệt độ đột ngột một cách thường xuyên, dùng thực phẩm đá lạnh trong một thời gian dài, trẻ nhỏ dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp: ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, viêm phổi…
 

Khi thấy trẻ quấy khóc, mệt mỏi, kém ăn, thở khò khè, sổ mũi, sốt, ho tăng lên và có đờm cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Ảnh minh hoạ
 

Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi

 
Thông thường, trẻ bắt đầu bị nhiễm viêm phổi từ viêm đường hô hấp, bởi bệnh hô hấp ban đầu chỉ là viêm hô hấp trên nhưng không chăm sóc, điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm hô hấp dưới. Viêm hô hấp trên có thể tự khỏi hoặc khi được điều trị. Nếu viêm hô hấp trên không được điều trị đúng sẽ tiến triển thành viêm hô hấp dưới mà dân gian hay gọi là sưng phổi (viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hay viêm phổi). Viêm phổi là 1 trong 4 loại bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ.
 
Trong khi đó, trẻ nhỏ rất dễ bị viêm phổi, đặc biệt trẻ dưới một tuổi vì ở lứa tuổi này sức đề kháng kém nên tổn thương đường thở trên (từ mũi đến trên thanh quản) ở trẻ em thường nhanh chóng lan xuống đường hô hấp dưới và đến phổi. Đồng thời trẻ em cần lượng ô xy cao hơn vì đang tuổi phát triển, nên dễ bị suy hô hấp. Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh rất khó nhận biết, bệnh thường diễn tiến rất nhanh và không trở tay kịp.
 
Nên, khi thấy trẻ quấy khóc, mệt mỏi, kém ăn, thở khò khè, sổ mũi, sốt, ho tăng lên và có đờm cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Khi bệnh có diễn biến nặng hơn, trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ ăn bỏ bú, tím môi, tím đầu chi.
 
Ngoài các biểu hiện trên, trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng. Có thể có rối loạn tuần hoàn như sốc, trụy tim mạch… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu oxy não, trẻ li bì hoặc kích thích, co giật.
 

Tại sao trẻ bị viêm phổi vào mùa hè?

 
Trẻ vẫn có thể bị nhiễm lạnh vào mùa hè, khi cha mẹ sử dụng điều hoà không đúng cách, cho bé dùng thực phẩm lạnh,.. khiến đường hô hấp của bé bị viêm dẫn đến viêm phổi. 
 
Do thời tiết nóng nực nên các đồ ăn lạnh được sử dụng nhiều như nước đá, kem, trái cây trong tủ lạnh… đây là những thứ đặc biệt hấp dẫn với trẻ, nhất là những bé lớn, đã hình thành được thói quen ăn uống. Nếu dùng nhiều và liên tục các thức ăn này sẽ gây viêm họng kéo dài và làm cho mức độ viêm đường hô hấp ngày một nặng hơn và dẫn tới viêm phổi. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên, dễ dẫn tới viêm phổi.
 
Sử dụng điều hòa 24/24 h mỗi ngày nhưng lại để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ ở ngoài trời, khiến bé không thích ứng ngay được, trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên, dễ chuyển sang viêm phổi nếu không được chăm sóc tốt.
 
Hoặc do bé bị ra nhiều mồ hôi, không kịp lau khô hoặc mặc quần áo không thoáng mát, mồ hôi thấm ngược lại cơ thể. Trẻ bị nhiễm lạnh, dần chuyển sang viêm phổi. Trong khi đó, trẻ lớn thường chủ quan, tắm ngay khi đang nhiều mồ hôi cũng dễ gây ra cảm lạnh và dẫn đến viêm phổi.
 

Chăm sóc khi trẻ nhiễm bệnh

 
Khi trẻ bị viêm phổi nếu vẫn ở mức độ nhẹ, mẹ có thể nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn (Natriclorit 0,9%) và súc miệng bằng dung dịch hàng ngày. Kết hợp với đó, mẹ hãy đưa bé đi khám  để bác sĩ kê một số loại kháng sinh đường uống phù hợp với triệu chứng bệnh của bé.
 
Mẹ không nên tự ý mua các loại thuốc đặc trị ho, hạ sốt hay kháng sinh cho trẻ uống. Vì bất cứ chính sự tự ý này sẽ làm cho các triệu chứng viêm phổi bị lu mờ và khó chữa trị hơn thậm chí gây tắc đường thở ở trẻ.
 
Khi trẻ có biểu hiện suy hô hấp thì có thể đặt ống nội khí quản, dùng khí dung hỗ trợ hô hấp . Truyền dịch khi trẻ sốt cao kéo dài và có biểu hiện mất nước. Mẹ cần cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất.
 
Các chuyên gia cũng lưu ý: khi trẻ bị ho, cảm, sổ mũi,…thì đều phải đến bác sĩ Nhi khoa khám để có hướng điều trị đúng, không nên chủ quan hoặc tự ý sử dụng thuốc hoặc dùng lại toa thuốc lần khám trước vì thấy con có dấu hiệu tương tự. 
 
Để tránh diễn biến bệnh ở trẻ bị nặng, biến chứng nguy hiểm, phụ huynh cần tuân thủ đúng theo toa thuốc bác sĩ đã kê và tái khám đúng hẹn của bác sĩ. Khi bé mắc bệnh hô hấp mà bác sĩ cho dùng thuốc 3 ngày nhưng bệnh không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng hơn thì bác sĩ sẽ đổi thuốc khác, cho chụp thêm phim X.Quang,….nếu thấy không ổn thì nên chuyển lên tuyến trên để tránh những biến chứng viêm phổi nặng ở trẻ, sẽ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ về sau rất nhiều.
 

Nên hạn chế cho bé ăn đồ lạnh như: kem, nước đá,...Ảnh minh hoạ
 

Phòng bệnh viêm phổi vào mùa hè cho trẻ

 
Trong môi trường nóng bức, trẻ càng mau mệt do cơ thể tăng các hoạt động chuyển hóa. Do đó, trẻ cần phải được nâng cao sức đề kháng bằng một chế độ dinh dưỡng phù hợp (nhiều nhóm trái cây và rau), học tập – sinh hoạt – nghỉ ngơi hợp lý (không được chơi ngoài ánh nắng quá lâu). 
 
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn lạnh, đảm bảo quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi và quan tâm tới vấn đề vệ sinh và tắm gội của trẻ lớn. Bên cạnh đó, mẹ nên thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ mỗi ngày bằng Natriclorit 0,9% để đề phòng vi khuẩn và vi-rút tấn công.
 
Dù trẻ có đang mắc bệnh, mệt mỏi, trẻ biếng ăn, ăn dễ bị nôn thì vẫn phải giúp trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng bằng cách chia nhỏ các cử ăn để trẻ dễ hấp thu, đỡ bị nôn. Tránh đến những nơi đông người, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi chạm vào các vật dụng nơi công cộng, tránh khói bụi, khói thuốc lá….Trẻ nhỏ bú sữa mẹ hoàn toàn nên người mẹ cần ăn uống cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng kể cả rau xanh và trái cây tươi để tăng cường lượng vitamin thiên nhiên.
 
Trẻ nằm điều hoà nên để nhiệt độ phù hợp từ: 28 độ C đến 29 độ C; buổi tối đi ngủ nên mặc cho bé quần áo dài tay và không được hở cổ để tránh bé bị nhiễm lạnh. Không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột, không để nhiệt độ quá chệnh lệch khiến bé không kịp thích ứng.
 
Ngoài ra, trẻ có thể được phòng ngừa viêm phổi thông qua cách loại vắc-xin ngừa cúm (trẻ sau 6 tháng) và vắc-xin ngừa viêm não HIB (trẻ 2 tháng tuổi). Đặc biệt là bù nước khi trẻ khát bằng nước đun sôi, nước hoa quả hợp vệ sinh, nước orezol./.
Ngọc Nguyễn (Đẹp và Khoẻ)


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]