Phòng ngừa và điều trị cảm cúm mùa lạnh thế nào là tốt nhất?

Cảm và cúm khác nhau thế nào? Cảm cúm nên uống thuốc trong bao lâu, điều trị sao cho nhanh khỏi, khi nào thì cần đến bệnh viện?

0
Những thắc mắc xung quanh bệnh cảm cúm được TS-BS Nguyễn Trọng Minh, phòng khám Tai mũi họng BV Chợ Rẫy (TPHCM) trả lời cặn kẽ trong buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc.
 
Ảnh minh họa
 
Sau đây là 9 câu trả lời cơ bản, bạn có thể “bỏ túi” để phòng ngừa và điều trị cảm cúm hiệu quả trong mùa đông này.

Phương - Nam 30 tuổi
Cảm khác cúm như thế nào? Cảm và cúm có cùng một phương pháp điều trị không?
 
TS-BS Nguyễn Trọng Minh:
Cảm và cúm có cùng nguyên nhân, nhưng khác nhau về siêu vi gây bệnh. Cảm thường không nhức đầu, không sốt, không đau mình mẩy. Ngược lại, cúm thì sốt cao, nhức đầu, đau mình mẩy. Về phương pháp điều trị, người bệnh có thể dùng thuốc trị cảm cúm có thành phần phenylephrine chống sổ mũinghẹt mũi.
 

Nguyễn Huy Hùng - Nam 25 tuổi
Thưa bác sĩ: Khi nhận thấy có dấu hiệu cảm cúm như: hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng,... thì khi đó mua thuốc cảm cúm về uống đã đúng chưa? Nên uống thuốc gì, vào thời gian nào của bệnh lý thì chữa tốt nhất ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!

TS-BS Nguyễn Trọng Minh:
Khi có những triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, đau đầu... thì bạn phải dùng thuốc trong vòng 3 ngày đầu. Trong tuần đầu có thể xuất hiện thêm triệu chứng sốt, đau họng thì có thể dùng thêm loại thuốc Panadol Cảm Cúm Extra 6 thành phần.
 

Lê Thị Liễm - Nữ 26 tuổi
Chào bác sĩ. Tháng nào em cũng bị lở trong miệng khoảng 2 lần, đau rát rất khó chịu. Ngoài ra em hay bị viêm họng, sau đó là ho kéo dài dù rất hạn chế uống nước đá. Xin bác sĩ cho em lời khuyên phòng tránh và chữa trị.

TS-BS Nguyễn Trọng Minh:
Bệnh lở miệng có rất nhiều nguyên nhân. Có thể bạn đã cung cấp đủ thức ăn cho cơ thể nhưng cơ thể không hấp thu hết hoặc bạn không cung cấp đủ các chất cần thiết, đặc biệt là những vitamin PP. Vitamin này có trong hầu hết các loại rau và quả.
 
Về viêm họng, có thể do siêu vi hoặc do vi trùng, tùy theo triệu chứng kèm theo của viêm họng mà bác sĩ có hướng điều trị cho bạn. Ví dụ, nếu bạn bị viêm họng do vi trùng thì phải dùng kháng sinh thích hợp. 
Còn nếu do siêu vi thì chỉ có thể súc rửa miệng thường xuyên vì kháng sinh sẽ không có tác dụng. Viêm họng do nhiệt là rất hay gặp trong những trường hợp dùng nhiều nước lạnh, nước đá.
 
Lời khuyên của bác sĩ là trong những trường hợp viêm họng không do vi trùng thì bạn nên tránh các đồ lạnh, nên súc miệng thường xuyên, dùng thuốc giảm đau đơn thuần thì có thể giảm được triệu chứng.

Tuy nhiên, đau họng có thể là triệu chứng “ngọn” của một bệnh lý khác ở đường tiêu hóa, ví dụ như trào ngược dịch acid dạ dày lên họng và thanh quản. Nếu là nguyên nhân này thì bạn không nên ăn quá no vào buổi tối, ăn quá trễ trước khi đi ngủ.
 

Lê Thị Kim Chung - Nữ 29 tuổi
Chào bác sĩ Trọng Minh. Cho em hỏi tiêm ngừa cảm cúm trước một tháng rồi mang thai. Vậy nếu trong giai đoạn mang thai đã được tiêm ngừa mà bị cảm cúm có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
 
TS-BS Nguyễn Trọng Minh:
Chào bạn, nếu bạn đã chích ngừa cảm cúm thì phần đông các trường hợp sẽ không bị cảm cúm trong vòng 1 năm, trừ những trường hợp, trong vòng 1 năm này lại xuất hiện thêm các chủng virus cảm cúm mới thì bạn vẫn có thể bị cảm cúm mặc dù đã chích ngừa.

Như vậy, nếu bạn đã chích ngừa cảm cúm thì vẫn có thể bị cảm cúm khi mang thai và vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ.
 

Hoàng Thị Hương - Nữ 32 tuổi
Tôi bị cảm cúm cả tuần nay. Trong 3 ngày đầu sốt 38,1 độ kèm theo đau đầu, đau nhức toàn thân. Hiện tôi không còn sốt nhưng rất đau đầu, đau họng, chóng mặt và sổ mũi nghẹt mũi. Tôi đang cho con bú, xin bác sĩ chỉ cho cách điều trị.

TS-BS Nguyễn Trọng Minh:
Có thể bạn chỉ cần dùng Panadol Cảm Cúm chứa 3 thành phần là Caffein, Phenylephrine và Paracetamol thêm một vài ngày nữa là đủ mà không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Chúc bạn mau khỏe.
 

Hoàng Quế - Nữ 25 tuổi
Làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh đến 1 tuổi bị cảm cúm? Cảm cúm và cảm lạnh, viêm đuờng hô hấp trên khác nhau như thế nào ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!
 
TS-BS Nguyễn Trọng Minh:
Ở trẻ rất khó phân biệt được các triệu chứng của viêm đường hô hấp với triệu chứng của cảm hay của cúm do chúng ta chỉ thấy được bé thường là sổ mũi và quấy.
 
Với những trường hợp này, vì đề kháng hoặc miễn dịch của bé thì kém và bé chưa thể nói ra được những triệu chứng của mình nên tôi khuyên bạn nên đem con đi khám và được theo dõi bởi BS Nhi khoa khi xuất hiện những triệu chứng của các bệnh trên.
 

Hien - Nữ 27 tuổi
Em thường xuyên bị cảm cúm vào mùa đông. Biểu hiện khó chịu nhất là ngạt mũi kéo dài. Em xin hỏi, dùng loại thuốc nào chữa cảm cúm hữu hiệu. Em bị viêm gan B, có thể dùng Pracetamol không?
 
TS-BS Nguyễn Trọng Minh:
Nếu bị viêm gan, có nhiều khả năng men gan tăng cao. Trong trường hợp này thì dùng Paracetamol là không nên. Nếu chỉ nghẹt mũi đơn thuần, bạn chỉ nên sử dụng thuốc xịt mũi có corticoid.
 

Nguyễn Thị Thảo - Nữ 26 tuổi
Uổng thuốc cảm cúm như thế nào là đúng và đủ liều. Nếu uống mãi không khỏi có nên dừng hay chuyển sang thuốc khác không?

TS-BS Nguyễn Trọng Minh:
Chào bạn, bạn phải dùng thuốc trị cảm ngay từ những ngày đầu, nếu không hết, bạn nên dùng thuốc cảm cúm có thêm một số dược chất so với loại bạn đã dùng mà không khỏi. Ví dụ: caffein giúp tăng hiệu quả giảm đau của Paracetamol, giảm nhức mình mẩy; bạn có thể dùng thêm dược chất Phenylephrine để chống sung huyết mũi, Terpin hydrate giúp loãng đờm, Noscapine giúp giảm ho.
 

Nguyễn Thị Tuyết Nga - Nữ 48 tuổi
Chồng tôi hay bị cảm, một tháng có khi cảm 3 hoặc 4 lần, uống thuốc nhiều sợ đau dạ dày nên tôi thường xuyên nhỏ nước tỏi vào mũi thì không còn cảm nữa. Bác sĩ cho tôi hỏi nhỏ nước tỏi thường xuyên vậy có hại gì không? Và cần uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể?
 
TS-BS Nguyễn Trọng Minh:
Thuốc điều trị cảm cúm không gây đau dạ dày. Tôi nghĩ, chồng bạn là người đã bị đau dạ dày và thường xuyên bị cảm cúm, cho nên, khi dùng thuốc cần cẩn trọng những loại thuốc có corticoid (kháng viêm) mà thôi. Tỏi có tác dụng tốt trên đường tiêu hóa hơn là phòng chống các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
 

Trịnh Hoàng Anh - Nữ 21 tuổi
Chào các bác sĩ, em xin hỏi khi bị cảm cúm nếu không muốn dùng thuốc thì có thể tự khỏi được không? Nếu có thể xin các bác sĩ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập để bệnh nhanh khỏi. Em xin cảm ơn.

TS-BS Nguyễn Trọng Minh:
Chào bạn, bạn có thể không cần sử dụng thuốc cảm cúm nếu những triệu chứng như nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi không kéo dài và các triệu chứng như sốt, ho, trở nặng. Bạn nên tăng cường ăn uống nhiều trái cây, thức ăn nấu chín, giữ ấm khi mùa lạnh, đeo khẩu trang khi ra đường.
 

Vân Linh - Nữ 32 tuổi
Thưa bác sĩ, khi người bệnh cảm cúm gặp những triệu chứng nào thì cần đến bệnh viện?
 
TS-BS Nguyễn Trọng Minh:
Riêng về cảm cúm thì không cần phải nhập viện, chỉ cần dùng thuốc không kê toa là đủ. Tuy nhiên, người bệnh nên cần đến bệnh viện khi gặp những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi.
 
Theo Dân trí
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]