Phòng ngừa và điều trị quai bị hiệu quả

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em. Trẻ mắc bệnh quai bị cần được điều trị kịp thời để tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

0

Triệu chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị do virut quai bị thuộc nhóm Paramyxo virut gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Bệnh phổ biến ở nhiều nơi, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học).

Bệnh nhân sốt 38 -39oC, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói, đau nhức các khớp xương, thăm khám thấy miệng ống Stenon phù nề, tấy đỏ nhưng không bao giờ có mủ chảy ra.

Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm. Da vùng sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ và có tính đàn hồi. Thường sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên, sưng 2 bên so với sưng 1 bên là tỷ lệ 6/1.

Song song với các tổn thương ở tuyến nước bọt, virut quai bị còn làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng.

Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, diễn biến lành tính. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh quai bị cho trẻ, nhằm tránh những biến chứng xấu sau này.

Cách điều trị bệnh quai bị

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này, điều trị chủ yếu là nâng đỡ, tăng cường dinh dưỡng, điều trị triệu chứng. Phát hiện sớm các biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm màng não...

- Với thể viêm tuyến mang tai: Xúc miệng bằng nước muối 0,9%, dung dịch axit boric 5%, hạ sốt nếu sốt quá cao, có thể dùng giảm đau (paracetamol), an thần nhẹ (rotunda), dùng các vitamin nhóm B, C, uống nước chanh, cam, ăn lỏng. Nằm nghỉ tại giường, hạn chế đi lại, trong thời gian còn sốt, còn sưng tuyến (thường là 7-8 ngày đầu). Cách ly tối thiểu 10 ngày.

- Với thể viêm tinh hoàn: bệnh nhân phải nằm nghỉ tại giường khi còn sưng đau, mặc quần sịp để treo tinh hoàn; giảm đau bằng cách chườm đá, uống paracetamol, dùng 3-4 ngày, giảm viêm bằng thuốc cortanxy, dùng 3-4 ngày. Sau khi tinh hoàn đỡ sưng đau có thể dùng vitamin E từ 1 đến 2 tháng để tăng sinh tinh trùng.

Nếu bệnh nhân chỉ có sưng đau tuyến nước bọt mang tai đơn thuần có thể điều trị ngoại trú theo đơn của bác sĩ. Khi đã sưng cả tuyến dưới hàm, dưới lưỡi gây khó nuốt, khó thở hay viêm tinh hoàn thì phải nhập viện điều trị ngay.

Phòng ngừa và điều trị quai bị hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh quai bị

Nên đọc

- Cách ly người bệnh trong khoảng thời gian 2 tuần tính từ lúc phát hiện mắc bệnh, để phòng tránh lây lan cho người khác.

- Người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động.

- Người bệnh bị sốt cần được hạ nhiệt bằng khăn ấm, không nên sử dụng khăn lạnh để lau người.

- Có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt, giảm đau và cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

- Giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng má bị sưng.

- Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.

- Có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt là đường hô hấp.

- Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thì cần phải tiêm vắc xin ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh. Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị.

- Khi trẻ được 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời.

Mỹ Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]