Phòng sẩy thai, sưng phù, tiền sản giật... từ thực phẩm

15.6093
(VTC News) – Một số thực phẩm như mật ong, rau cần, bí đao… có thể giúp phụ nữ mang thai bảo đảm sức khoẻ, phòng chống các bệnh như tiền sản giật, táo bón, mất ngủ…






1. Rau quả hàm chứa phong phú vitamin C—phòng chống tiền sản giật

Tiền sản giật là một chứng bệnh bộc phát nghiêm trọng dễ xảy ra trong thời kỳ mang thai, gây ra nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Chuyên gia điều tra ẩm thực tiến hành điều tra đối với hơn 100 phụ nữ có thai mạnh khoẻ và phụ nữ có thai mắc bệnh tiền sản giật phát hiện ra rằng, bà bầu mỗi ngày dung nạp khá ít Vitamin C từ thực phẩm thì mức Vitamin C trong máu cũng rất thấp, tỉ lệ phát sinh ra tiền sản giật ở họ cũng cao gấp 2-3 lần so với bà bầu mạnh khoẻ. Vì vậy, chuyên gia kiến nghị, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén nên chú ý dung nạp nhiều hoa quả tươi và rau xanh hàm chứa Vitamin C, lượng dung nạp mỗi ngày không ít hơn 85 mg.

2. Mật ong – giúp ngủ ngon và phòng chống táo bón

Nếu biết cách chọn thực phẩm tốt, phụ nữ khi mang thai sẽ tránh được những bệnh thường gặp như táo bón, mất ngủ, sưng phù... Ảnh minh họa nguồn Internet 

Trong loại thực phẩm thiên nhiên, năng lượng mà hệ thần kinh não bộ cần có rất nhiều trong mật ong. Nếu trước khi đi ngủ bà bầu uống một cốc nước mật ong, có tác dụng rất tốt để an thần, giảm ngủ mơ và tỉnh giấc đột ngột, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp ngủ ngon. Ngoài ra, bà bầu mỗi ngày uống nước vào buổi sáng và tối, nếu trong nước cho thêm vào một ít mật ong, có thể giúp ích cho việc đại tiện, có tác dụng phòng chống táo bón và bệnh trĩ.

3. Bí đao và dưa hấu - giúp “bài trừ” sưng phù chân

Phụ nữ mang bầu giai đoạn cuối, do khoang dưới tĩnh mạch bị chèn ép, huyết dịch lưu thông trở ngại, phần chân thường xuất hiện chứng sưng phù, nhưng thông thường sau khi nghỉ ngơi sẽ hết. Nếu sau khi nghỉ ngơi vẫn không hết sưng phù hoặc sưng phù nặng thêm hoặc xuất hiện các hiện tượng dị thường khác thì được gọi là bệnh sưng phù trong thời kỳ bầu bí.

Bí đao có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước, có thể chống khát lợi tiểu. Nếu nấu canh cùng với cá chép, có thể giúp các bà bầu giảm nhẹ chứng sưng phù chân. Dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tan sưng, thường xuyên ăn sẽ làm cho lượng tiểu của bà bầu tăng lên, từ đó đào thải ra lượng nước dư thừa trong cơ thể, giúp tiêu trừ sưng phù ở chân.

4. Bí đỏ - phòng trị cao huyết áp và sưng phù

Dinh dưỡng có trong cây và quả bí đỏ rất phong phú, phụ nữ có thai ăn rau, quả bí đỏ không những có thể thúc đẩy sự phát triển tế bào não của thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não, mà còn có thể phòng trị chứng cao huyết áp, chứng sưng phù khi mang thai, thúc đẩy máu đông và phòng chống chảy máu quá nhiều sau khi sinh.

Lấy 500g bí đỏ, 60g gạo tẻ cho vào nồi nấu lên thành cháo, có thể xúc tiến tế bào gan, thận tái sinh, đồng thời có tác dụng phục hồi thể lực và cảm giác thèm ăn sau khi xảy ra trường hợp bà bầu sinh sớm và mất sức.

5. Hạt hướng dương - giảm thấp nguy cơ sẩy thai

Trong hạt hướng dương hàm chứa vitamin E phong phú. Vitamin E có tác dụng xúc tiến chức năng tế bào bài tiết tuyến thuỳ não, tăng thêm cơ năng buồng trứng, làm cho số lượng noãn sào nhiều thêm, tế bào hoàng thể tăng lên, tăng cường progesterone, đẩy mạnh sự sinh thành của tinh trùng và tăng cường linh hoạt cho tinh trùng.

Trong y học thường dùng vitamin E để trị liệu chứng vô sinh và sẩy thai tiền sản giật. Nếu bà bầu thiếu vitamin E, rất dễ gây ra động thai hoặc sau khi sẩy thai khó có thai lại. Phụ nữ có thai nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin E, ví dụ mỗi ngày ăn khoảng 2 thìa dầu hướng dương thì có thể đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho cơ thể, có thể giúp cho thai yên ổn, giảm thấp nguy cơ gây ra sẩy thai.

6. Rau cần - phòng trị cao huyết áp khi mang thai

Trong rau cần hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite, đặc biệt là một số chất dinh dưỡng trong lá rau cần phong phú hơn trong thân, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, tỉnh não lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Bầu bí trong thời kỳ cuối thường xuyên ăn rau cần có thể giúp bà bầu giảm thấp huyết áp, cũng có tác dụng trị liệu đối với các chứng tổng hợp cao huyết áp do mang thai và thiếu máu do thiếu sắt gây ra bộc phát bệnh tiền sản giật.

7. Khoai lang - giảm nhẹ phản ứng buồn nôn do ốm nghén

Trong khoai lang hàm chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng ngăn chặn buồn nôn. Các bà bầu mang thai trong thời kỳ đầu thường bị ốm nghén, hay cảm thấy buồn nôn hoặc hay nôn oẹ, ăn uống không ngon hoặc chán ăn uống. Nếu lúc này bà bầu ăn nhiều khoai lang, có thể giúp cho bà bầu giảm nhẹ các chứng nôn oẹ và chán ghét “dầu mỡ”. Khoai lang cũng là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chữa trị cao huyết áp khi mang thai.

8. Gan động vật - phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt gây ra

Dung lượng máu trong thời kỳ mang thai tăng nhiều hơn so với thời kỳ trước khi mang thai,  máu bị loãng, bà bầu xuất hiện chứng thiếu máu sinh lý, thường gặp nhất là do bổ sung không đủ chất sắt nên gây ra thiếu máu do thiếu sắt. Bà bầu và thai nhi đều rất cần chất sắt, mỗi khi thiếu dễ gây ra thiếu máu hoặc đẻ non. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai nhất định phải chú ý dung nạp nhiều thực phẩm chứa sắt. Các loại gan động vật có hàm lượng sắt khá cao, nhưng một tuần ăn một lần là được. Khi ăn những thực phẩm này đồng thời ăn cùng với các thực phẩm chứa vitamin C hoặc chứa acid hoa quả như chanh, cam… để giúp ích nâng cao tỉ lệ hấp thụ sắt trong đường ruột.







Dương Hằng
(Theo health863)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]