Phòng tránh sẩn cục do ruồi vàng

(Kiến Thức) - Ruồi vàng là côn trùng nhìn thoáng như con ruồi thuộc họ Simulides, ở xứ ta là loại Simulium damnosum, dài 2 - 5mm, có 2 cánh, 3 đôi chân, 2 râu, 1 vòi ngắn...

15.5967
 Ảnh minh họa.
Ruồi vàng đẻ trứng dọc khe suối, dưới mặt lá rụng hay hòn đá có rêu nhô trên mặt nước, trứng nở thành ấu trùng rồi thành nhộng, cuối cùng thành ruồi. Ruồi vàng đốt không đau, chỉ đốt vùng da hở. Vị trí vùng hở nhất là chi dưới, cẳng tay, mặt, khi tắm bị đốt cả lưng, ngực. Sau khi bị đốt để lại điểm châm kim rớm máu, sau 5 - 30 phút nốt sẩn tịt như nốt muỗi đốt, cá biệt sưng và như bị ong đốt, ngứa. 
Sẩn tịt tồn tại 3 - 6 giờ có khi 7 - 10 ngày càng gãi càng ngứa, càng nổi lên, do gãi trợt ra nhiễm khuẩn có mủ vảy tiết, lành để lại sẹo sẫm màu. Khoảng 10% sẩn tịt dần dần cứng cộm, dày cứng thành sẩn cục bằng hạt đỗ, hạt ngô. Có khi các sẩn cục chi chít thành đám cộm liken hoá, ngứa dữ dội, tiến triển dai dẳng.
Về điều trị, khi bị sẩn tịt ban đầu: Nặn nhẹ ra máu, chấm cồn iốt 1%, dầu cao sao vàng, xát lá ngải cứu, tránh gãi nhiễm khuẩn. Khi sẩn tịt lở loét nhiễm khuẩn thì chấm dung dịch yarish, nitrat bạc 0,25%, bôi thuốc màu, mỡ kháng sinh. Khi sẩn cục cứng thì chấm axit tricloracetic 33%, đốt điện, phẫu thuật cắt bỏ, áp tuyết cacbonic (CO2), laser CO2...
Để phòng bệnh cần tổng vệ sinh dọn dẹp nhà ở, doanh trại, phun DDT, diệt chuột, phơi nắng quần áo, chăn chiếu. Giặt quần áo chăn chiếu. Bôi thuốc chống côn trùng đốt, mặc quần áo dài tay, chít ống tránh côn trùng đốt.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]