Phòng và chữa bệnh cận thị cho trẻ

Cận thị là một dạng tật khúc xạ của mắt trong đó hình ảnh của vật hội tụ ở trước võng mạc làm cho hình ảnh bị mờ. Người cận thị muốn nhìn các vật ở xa rõ cần phải được đeo kính điều chỉnh sao cho hình ảnh của vật được hội tụ đúng trên võng mạc khi đó mọi vật mới trở nên sắc nét và rõ ràng.

15.5841
  • 1

    Cách phân loại

    Có nhiều cách phân loại cận thị, thế nhưng cách phân loại phổ biến nhất là chia thành 2 nhóm: Cận thị học đường và cận thị bệnh lý.

    - Cận thị học đường hay cận thị trên người trẻ (từ 8 - 22 tuổi) bắt đầu hình thành đầu cấp II, độ cận tăng dần theo năm tháng đi học, mỗi năm 0,5 - 1 độ, (đi-ốp - D) dừng lại khoảng 6D.

    - Cận thj bệnh lý (cận thị thoái hóa): Có yếu tố di truyền, số kính tiếp tục gia tăng sau tuổi trưởng thành, cận đến 10D hoặc hơn, không thể đeo đúng số, nhiều biến chứng, thị lực khó đạt mức tối đa mặc dù đã cố gắng chỉnh kính.

    Cận thị được chia thành các mức:

    - Nhẹ: < 3="">

    - Trung bình 3 ,0D đến 6,0D;

    - Nặng > 6,0D.

  • 2

    Dấu hiệu trẻ bị cận thị

    - Khi xem TV hay học ở lớp, trẻ phải chạy lại gần mới nhìn thấy, hoặc trẻ thường phải chép bài của bạn, hay chép đề bài sai hoặc viết sai chữ.

    - Hay nheo mắt, nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở xa.

    - Thường hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ.

    - Sợ ánh sáng hoặc chói mắt.

    - Trẻ hay than mỏi mắt nhức đầu, hay chảy nước mắt.

    - Khi đọc hay bị nhảy hàng, hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ.

    - Mắt hay nhìn xuống.

  • 3

    Nguyên nhân

    Cận thị chưa có một nguyên nhân cụ thể nhưng có nhiều yếu tố liên quan trong đó có những yếu tố quan trọng nhất là di truyền và thói quen nhìn.

    Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con sẽ lớn hơn.

    Do di truyền: Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái: mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3D thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6D trở lên thì khả năng di truyền sang con cái càng cao hơn.

    Do thói quen nhìn: Trẻ xem ti-vi quá gần: nếu như ngày nào trẻ cũng xem ti-vi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới ti-vi nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Ngoài ra, việc đọc trong điều kiện thiếu sáng, tư thế đọc không đúng - nằm đọc, khoảng cách giữa mắt và sách dưới 30cm cũng gây cận thị.

    Ngoài ra, còn có những nguyên nhân như:

    - Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: Với trẻ trong độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi và 12 -14 tuổi, nếu thời gian ngủ của trẻ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.

    - Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ: Hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể trên dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.

    - Trẻ sơ sinh thiếu tháng: Trẻ sinh thiếu tháng từ hai tuần trở lên thường bị cận từ khi học vỡ lòng.

  • 4

    Tác hại của bệnh cận thị

    Cận thị nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, thị lực kém sẽ làm giảm khả năng học tập, ảnh hưởng tới mặt thể chất (trẻ ngại vận động, chơi thể thao gây ra béo phì hoặc suy dinh dưỡng...) , tinh thần (trẻ có cảm giác tự ti, mất tự tin trong giao tiếp với bạn bè), ngoài ra có thể gây nhược thị.

    Nhược thị là tình trạng mắt không đưa được những thông tin rõ nét về hình ảnh của sự vật lên não, trung tâm thị giác tại não sẽ lười hoạt động và từ từ dẫn đến giảm khả năng phân tích của não dẫn đến giảm sút thị lực mặc dù không có tổn thương thực thể nào tại mắt.

    Thị lực có thể phục hồi nếu nhược thị được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đã lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Trong trường hợp nhược thị sâu có thể dẫn đến lé, song thị . . . Do vậy, phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng.

  • 5

    Cách điều trị

    Trẻ cận thị cần được đeo kính phù hợp với độ cận để cải thiện tầm nhìn hỗ trợ cho việc học tập và sinh hoạt đồng thời làm quá trình tiến triển của cận thị, cũng tùy theo mức độ cận thị mà trẻ có thể đeo kính thường xuyên hay chỉ khi nào cần nhìn xa (cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể ).

    Trẻ bị cận thị cần được đi khám và đeo kính phù hợp với độ cận của mắt.

    Vật lí trị liệu: tác động làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trao đổi chất, tăng cường trương lực cơ như : Luyện tập điều tiết trên máy, thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, lazer năng lượng thấp...

    Lưu ý: Khi trẻ còn nhỏ không nên sử dụng phương pháp Lasik tức là phẫu thuật mắt bằng phương pháp sử dụng tia laser để tạo hình lại giác mạc.

  • 6

    Cách phòng tránh

    - Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. Hãy luôn luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi, cần phải tránh.

    - Không để trẻ đọc sách, viết chữ liền trong thời gian dài. Chỉ 1 giờ là phải nghỉ đọc, viết một lát, nhìn ra xa để cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn, cũng không nên xem ti vi 2 – 3 giờ liền.

    - Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của trẻ. Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 - 50cm. Đồng thời phải chú ý đến cả tỷ lệ cao thấp của ghế tựa. Nếu độ cao này không thích hợp, phải điều chỉnh.

    - Cần cung cấp dinh dưỡng cho trẻ đúng và đủ: vitamin A, C, E, khoáng chất. Các yếu tố dinh dưỡng này có nhiều trong rau xanh đậm, hoa quả màu đỏ, cá biển và một số loài nhuyễn thể.

    -Luôn giữ vệ sinh cho mắt trẻ sạch sẽ, có thể kết hợp việc dùng thuốc nhỏ mắt chống cận.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]