Phòng và chữa trị các căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ em

Oi bức khiến tình trạng trẻ em nhập viện ngày càng tăng cao với các bệnh phổ biến mùa nắng nóng như say nắng, trúng nắng, viêm họng, viêm đường hô hấp trên, rối loạn tiêu hoá, nổi rôm sảy.

15.6079

(VOV)_ Theo Viện Khí tượng Thuỷ văn Việt Nam, nhiệt độ có khả năng vượt chuẩn với chuẩn sai dao động trong khoảng từ 0oC đến 1oC trên đại bộ phận diện tích cả nước. Nhiệt độ ngày càng tăng cao, có thể lên đến 38 – 39oC.

Trong thời gian tới có khả năng xuất hiện El Nino ở Việt Nam. Tỷ lệ thuận với tình hình thời tiết ngày càng nắng nóng.
 
Say nắng do cơ thể mất nước nhiều, rối loạn nghiêm trọng về sự điều hoà thân nhiệt do tác động của ánh nắng mặt trời quá gay gắt, đặc biệt khi chiếu vào đầu và gáy. Triệu chứng thường gặp là trẻ quấy khóc, lờ đờ, ngủ lịm, biếng ăn, người nóng toàn thân, lên cơn co giật, thân nhiệt lên đến 40 – 42oC.
Khi trẻ bị say nắng nhanh chóng đưa vào chỗ râm mát, cởi quần áo cho thoáng, quạt mát, lau mát cho trẻ, cho uống nhiều nước, nếu có thể hãy chườm mát hoặc tắm nước mát, nếu có co giật hãy nhanh chóng xử lý co giật và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
 
Trúng nắng do rối loạn nhiệt độ cơ thể hoặc do môi trường quá cao
Triệu chứng và cách sơ cứu tương tự như bị say nắng. Nhưng lưu ý: không được đắp nước lạnh làm trẻ run sẽ gây tăng nhiệt độ trong nội tạng, rất nguy hiểm. Nên tắm nước mắt 25 – 30oC là tốt nhất.
 
Viêm đường hô hấp trên, viêm mũi, họng rất dễ xảy ra
Nguyên nhân là do thời tiết quá nóng bức, quạt mở to do đó dẫn đến khô vùng hầu miệng khiến các chất nhờ, nhầy bảo vệ vùng họng bị khô tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập và gây bệnh. Triệu chứng thường là sổ mũi, ho, sốt, thở khò khè, đau họng, viêm đường hô hấp trên, trong trường hợp nặng có thể gây áp xe thành họng, viêm họng do liên cầu…
 
Chăm sóc và xử lý: Hầu hết trẻ viêm đường hô hấp trên không nên dùng kháng sinh tuỳ tiện mà phải theo chỉ định của Bác sĩ, cho mặc quần áo thoáng mát, cho trẻ uống nhiều nước, làm thông thoáng đường thở bằng cách lau sạch hoặc hút mũi cho trẻ. Giảm ho và đau họng bằng thuốc đông y (mật ong, lá húng chanh, quất hấp). Nếu thấy trẻ nặng hơn, không uống, không ăn, sốt cao nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
 
Rối loạn tiêu hoá do ăn uống không hợp vệ sinh. Triệu chứng thường là trẻ bị sốt, lờ đờ, ói nôn, thức ăn, nôn ra dịch vàng, màu xanh, đi tiểu thường xuyên. Phân lúc đầu lợn cợn, sau đó giống như hoa cải, sau đi toàn là nước. Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước và lượng muối lớn trong cơ thể, rất nguy hiểm.
 
Khi trẻ có những dấu hiệu trên nên cho trẻ uống bù nước ngay, cho uống bất cứ khi nào trẻ muốn, càng nhiều càng tốt. Các loại thức uống có thể như nước chè loãng, nước cháo, nước đun sôi để nguội, nước lọc. Cho trẻ uống Oresol – đây là dung dịch bù nước rất hiệu quả, một gói Oresol pha với một lít nước sôi để nguội dùng trong 24 giờ. Sau mỗi lần tiêu chảy, trẻ dưới 2 tuổi cho uống 100 – 200 ml, trẻ lớn hơn cho uống chậm, nếu trẻ nôn chờ 10 phút rồi mới cho trẻ uống từng thìa chậm hơn.
Cho trẻ ăn như thường ngày, không kiêng khem. Nhưng thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh, nghiền nhỏ và ăn nhanh nhiều bữa. Tối thiểu 6 bữa/ngày.
 
Lưu ý: Không tự động dùng các thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy, kháng sinh nếu không có chỉ định của Bác sĩ.
 
Thuỷ đậu, quai bị do vi rút gây ra, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Cách phòng ngừa tốt nhất là cho trẻ tiêm chủng ngừa.
 
* Triệu chứng bệnh Thuỷ đậu: Khi phát hiện rẻ có những nốt phỏng nước trên da nên cho trẻ nghỉ ngơi, không được chà xát, làm vỡ các mụn phỏng gây bội nhiễm. Có thể dùng dung dịch sát khuẩn như xanh metylene chấm vào mụn phòng, xoa phấn rôm, mặc quần áo bằng vải mềm. Cho trẻ ăn uống đầy đủ, cung cấp vitamin nhóm B và C.
 
* Triệu chứng bệnh quai bị: Sưng đau tuyến nước bọt, sốt cao, đau đầu, mệt mỏi. Nhanh chóng cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và các vitamin B, C, súc miệng bằng nước súc miệng chứa muối hoặc dung dịch acidboric 5% hàng ngày, nếu đau, sốt cao có thể giảm đau hạ sốt bằng Paracetamol 15mg/kg/lần – ngày 3 – 4 lần. Có thể dùng đậu xanh giá nhỏ trộn với dấm đắp lên vùng mang tai.
 
Các bệnh “tay, chân, miệng” xuất hiện nhiều. Trẻ thường bị nổi bỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng, vùng gối và vùng mông. Bệnh do tác nhân Entervirus gây ra và có khả năng gây biến chứng lên não, rất nguy hiểm. Vì thế, cần được bác sĩ thăm khám và theo dõi ngay từ sớm.
“Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”, vì thế các bậc cha mẹ nên chú ý không nên cho trẻ chơi, chạy nhảy ngoài nắng, ra đường nên đội nón, uống nhiều nước, ăn uống đủ chất và hợp vệ sinh, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, không mở quạt to và trực tiếp vào trẻ. Tủ thuốc gia đình nên trang bị sẵn các loại thuốc dùng trong mùa nắng nóng như thuốc hạ sốt, Oserol, dung dịch sát khuẩn”./.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]