Phụ nữ béo phì và những nguy cơ gặp phải khi mang bầu

Nhiều phụ nữ béo phì gặp những vấn đề vô cùng khó chịu khi mang thai.

15.5944
Phụ nữ bị dư cân hay béo phì khi có thai sẽ gặp nhiều nguy cơ cho cả mẹ và con. Dưới đây là những nguy cơ mà bạn và bé yêu có thể mắc phải:

Nguy cơ với thai phụ

Tiền sản giật

Tiền sản giật gồm: cao huyết áp, phù, có đạm trong nước tiểu với ba cấp độ là tiền sản giật nhẹ, nặng và sản giật. Nếu không kiểm soát sẽ gây tai biến mạch máu cho thai phụ do mạch máu bị vỡ dưới áp lực quá cao, thường xảy ra sau tuần thứ 20.


Phụ nữ béo phì có thể gặp nguy hiểm khi mang thai




Do hoạt động của insulin., vốn là chất điều hòa lượng đường trong máu ở mức bình thường, bị suy giảm và khả năng chuyển hóa đường trong máu kém hẳn. Nếu không được điều trị đúng mức, có thể dẫn đến những bệnh như suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, tổn thương võng mạc, xuất huyết võng mạc khi sinh. Do tiểu đường thai kỳ làm cho thai nhi phát triển vượt mức, bác sỹ có thể chỉ định mổ sinh.

Sẩy thai hoặc thai chết lưu

Ở người béo phì, mô mỡ thường làm rối loạn chức năng buồng trứng và chất lượng trứng kém. Do đó khi thụ thai, chất lượng phôi kém và những thay đổi bất lợi của lớp nội mạc tử cung do béo phì gây nên làm giảm khả năng làm tổ và phát triển của bào thai.


Thậm chí em bé trong bụng các bạn cũng có thể gặp nguy hiểm


Nguy cơ với thai nhi

Khiếm khuyết ống thần kinh

Nhu cầu a-xít folic của người béo phì nhiều hơn so với người bình thường. Vì vậy, cơ thể người mẹ lúc này không có đủ a-xít folic để cung cấp cho bào thai ngay tuần lễ phôi thai đầu tiên, khiến ống thần kinh không khép kín và gây ra các khiếm khuyết liên quan đến ống thần kinh như tật đứt đốt sống, thoái vị não…

Ống thần kinh thai nhi là nền tảng để phát triển thành hệ thần kinh gồm bộ não, hộp sọ, tủy sống và xương sống nên cần một lượng a-xít folic đầy đủ nhằm khép dần từ ngày thứ 18 và khép hoàn toàn cho đến ngày thứ 28. Ngoài ra, nếu mẹ bị cao huyết áp, trẻ cũng dễ bị dị tật này

Sinh sớm

Nhiều trường hợp bác sỹ buộc chỉ định sinh sớm (chưa đủ tuần cuối) khiến trẻ dễ gặp biến chứng từ sinh mổ như nhiễm trùng, suy hô hấp…


Hãy tuân thủ lịch khám thai định kỳ để cả mẹ và bé đều an toàn trong suốt thai kỳ


Nguy cơ khác

Trẻ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường dễ gặp rối loạn chuyển hóa lúc sơ sinh như đa hồng cầu, vàng da kéo dài, hạ can-xi máu, hạ đường huyết sơ sinh. Trẻ dễ có đường huyết cao và phải xét nghiệm máu liên tục, cứ 2 giờ một lần cho đến khi đến đường huyết ổn định.

Những lời khuyên từ bác sỹ: với những nguy cơ trên, tốt nhất bạn đừng để cơ thể trở nên béo phì. Nếu đã bị béo phì, bạn cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ để nhận được lời khuyên của bác sỹ sản khoa về chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý và có thể xử lý khi sự cố xảy ra.

AloBacsi.vn
Theo lam Anh - Web Phụ nữ
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]