Phụ nữ ngồi nhiều dễ mắc bệnh ung thư vú?

Theo nghiên cứu, phụ nữ ngồi nhiều, ít vận động có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú.

15.81

VnExpress dẫn tin nguồn Livescience, theo một nghiên cứu của Thụy Điển, ngồi quá nhiều khi làm việc, ít tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử cungphụ nữ.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích thông tin từ hơn 29.000 phụ nữ Thụy Điển ở độ tuổi từ 25 đến 64 - những người không mắc ung thư ở giai đoạn đầu của nghiên cứu. Những người phụ nữ này được theo dõi trong suốt 25 năm.

Những phụ nữ được nghiên cứu được chia ra thành ba nhóm: Nhóm những người có công việc phải ngồi nhiều (như làm việc văn phòng) và không tham gia vào các môn thể thao giải trí; Nhóm những người có công việc ngồi nhiều nhưng hay chơi thể thao (chẳng hạn như chạy và ném bóng); Nhóm những người có công việc đòi hỏi phải đứng nhiều hơn ngồi (chẳng hạn như giáo viên) và cũng hay chơi thể thao.

Nhóm thứ nhất - những phụ nữ ngồi nhiều khi ở chỗ làm và không tham gia các hoạt động thể dục thể thao dễ mắc ung thư vú cũng như ung thư nội mạc tử cung gấp 2,4 lần so với những người năng động khi làm việc và hay chơi thể thao, ở trước giai đoạn mãn kinh. Không có mối liên quan nào giữa việc ít hoạt động và nguy cơ mắc ung thư vú sau tuổi mãn kinh.

Những người làm việc tại văn phòng có thể thực hiện các thay đổi nho nhỏ trong ngày để giảm thời gian ngồi, chẳng hạn như đứng lên đi uống cà phê hay đi bộ đi làm, Anna Johnsson, chuyên gia về vật lý trị liệu tại Đại học Lund, một trong các tác giả nghiên cứu, nói.

Kết quả này chung kết luận với các nghiên cứu trước, đều cho thấy mối liên quan giữa sự lười vận động và nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy cứ hai giờ tăng lên trong lượng thời gian ngồi mỗi ngày liên quan đến 10% tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và 8% tăng nguy cơ ung thư ruột già.

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, lười vận động liên quan tới 49.000 trường hợp ung thư vú mỗi năm tại  Mỹ (theo Viện ung thư quốc gia Mỹ, có khoảng 230.000 ca ung thư vú được chẩn đoán mỗi năm ở nước này). Dành thời gian nghỉ ngắn trong ngày để đi dạo giúp giảm số lượng phân tử trong máu - yếu tố liên quan tới khả năng ung thư.

Nghiên cứu mới này vừa được giới thiệu trong tuần, tại hội thảo của Hiệp hội Nghiên cứu ung thư Mỹ ở Philadelphia.

(Ảnh minh họa)

Tự khám ngực để phát hiện ung thư vú sớm nhất

Thời gian khám:

- Theo Báo điện tử VnMedia, hãy tự khám vú mỗi tháng 1 lần.

- Khám thường xuyên đều đặn kể cả khi đã mãn kinh thì vẫn nên khám.

- Nên khám vú vào sau kì kinh nguyệt là tốt nhất, vì lúc đó vú mềm dễ khám hơn, và chuẩn xác hơn.

Cách khám vú:

Bước 1: Cởi áo ra ngồi thẳng lưng hoặc đứng trước gương ở tư thế xuôi 2 tay và nhìn quan sát xem:

– Vú có sự thay đổi nào về kích thước hình dạng hay không, có sự biến dạng bất thường nào không? ví dụ như vú bị méo xô lệch về 1 bên.

– Quan sát xem ở vú có chảy dịch hay mẩn ngứa nổi nốt ở xung quanh quầng vú hay không? xem da xung quanh núm vú có bị co kéo nhăn nheo hay không?

– Dùng tay ấn vào vú có bị đau hay không?

Bước 2: Đứng thẳng giơ 2 tay lên đầu:

– Bạn đứng thẳng giơ 2 tay lên đầu, người hơi xô về phía trước và quan sát sự bất thường của ngực như ở bước 1.

Bước 3: Đưa 1 tay lên đầu:

– Đưa 1 tay lên đầu còn tay kia khám ngực: dùng 3 ngón tay xòe thẳng ấn nhẹ lên bầu vú, bắt đầu từ trong quầng vú vừa ấn nhẹ vừa di chuyển lần ra ngoài theo đường xoắn ốc, và bên ngực đối diện cũng khám tương tự như thế.

Nên đọc

– Khi sờ thấy 1 vùng nào đó bất thường thì nên kiểm tra so sánh giữa 2 ngực có gì bất thường không? có giống nhau không? sự bất thường là gì?

– Tiếp tục khám lên cao đưa tay vừa ấn nhẹ vừa di chuyển dần lên vùng nách tới hõm nách, xem có hạch hay không? hay có sự bất thường gì không?

– Sau đó bạn dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ nắn nhẹ núm vú xem có chảy nước vàng hay máu ra không?

Bước 4: Ở tư thế đứng chống nạnh:

– Khi bạn đứng ở tư thế chống nạnh hơi gồng người một chút sẽ làm căng cơ ngực khiến bầu vú nổi rõ hơn, kiểm tra quan sát so sánh xem 2 bên vú có gì khác thường không? hình dáng có bị bất thường như méo mó lệch gì không?

Bước 5: Tư thế nằm có độn gối hoặc khăn dưới vai:

– Thực hiện việc khám vú ấn di chuyển trên vú giống như ở bước 3.

– Khám tất cả xung quanh bầu vú lên tới nách, khám cả 2 bên và có sự so sánh để xem có sự bất thường nào không.

Thuốc tham khảo: Uniferon B9b12

-  Điều trị và dự phòng tình trạng thiếu sắt và acid folic ở phụ nữ có thai và cho con bú khi thức ăn không cung cấp đủ.
-  Những người kém hấp thu sắt như cắt đoạn dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm ruột mãn tính.

-  Chứng da xanh mệt mỏi ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh.
-  Thiếu máu do thiếu sắt, acid folic và vitamin B12.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]