Phụ nữ sau sinh kiêng tắm: Hại mình, hại con

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh sinh phải kiêng khem rất nhiều như không được tắm, không gội đầu, không ra ngoài gió… nhưng khoa học hiện đại đã chứng minh, phụ nữ kiêng khem nhiều sau sinh c

15.5902

Hiện nay, có rất nhiều phụ nữ sau sinh nghe theo kinh nghiệm của thế hệ trước và kiêng khem rất nhiều. Tuy nhiên, một số phụ nữ hiện đại đã bác bỏ việc này và gây ra một cuộc tranh luận lớn.

>> Xem thêm 

Giải thích về thực hư việc phụ nữ sau sinh có nên kiêng khem hay không, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã đăng trên trang cá nhân của mình những kinh nghiệm hữu ích:

“Lạ lùng có nhiều bà mẹ trẻ, mới có đứa con đầu lòng đã lưng còng, mắt kém, da xanh, trùm khăn kín mít, nhét bông gòn đầy tai, đi đứng lảo đảo. Thì ra, cả tháng nằm liệt trong buồng tối, dơ dáy, hôi hám, nóng bức… rồi nhịn ăn, cữ tắm mới ra nông nổi này! Mà hậu quả thì đã rõ: lúc 40 tuổi sẽ giống một bà già 60. Rồi nhìn lại một nữ bác sĩ, một nữ y tá, một nữ hộ sinh… Họ cũng là “đàn bà” đó, họ cũng sanh con vậy, mà sanh xong nửa tháng không ai biết là họ mới có con. Họ vui vẻ, hoạt bát, ăn uống, đi lại như một người bình thường và họ giữ được nét trẻ trung xinh đẹp lâu dài!

>> Xem thêm 

Bí quyết gì vậy? Thuốc tiên nào vậy? Không có gì cả. Họ chỉ có kiến thức thôi: họ hiểu biết. Hiểu biết rằng sanh đẻ là một hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ. Họ ăn uống, tắm rửa hợp vệ sinh, họ tập thể dục sớm, đi lại sau khi sanh…

Chỉ vậy thôi! Họ chẳng cần rượu bổ, cũng chẳng cần thuốc Bắc, thuốc Tây trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tại sao ta không học được những điều đơn giản đó? Các cụ nội, ngoại trong gia đình do những tập quán cổ truyền không chịu cho chúng ta làm thì chúng ta ráng thuyết phục các cụ.

 

  • Những trải nghiệm "dữ dội" khi đẻ mổMẹ nào có dự định lên bàn mổ đẻ thì vào đây để chuẩn...
  • Bật khóc với những hình ảnh "biết nói" về cơ thể người mẹ sau sinhNhững bức ảnh không-hề-đẹp về sự biến đổi "khủng...

 

Nhớ là chúng ta đang ở trong thời đại khoa học, con người đã du hành trong vũ trụ, và nếu “nói có sách, mách có chứng”  thì các cụ sẽ nghe. Cùng lắm là các cụ sẽ giận, sau đó thấy con cháu vui vẻ, khỏe mạnh, xinh đẹp, cụ sẽ vui lòng ngay!

Nhớ lại trước kia mà kinh hoàng! Không làm sao nói hết nỗi khổ của người phụ nữ lúc có mang, lúc sinh sản. Nào “mang nặng, đẻ đau”, nào “Đàn ông đi biển có đôi/ Đàn bà đi biển mồ côi một mình” mới thấy xót xa thế nào.

Người phụ nữ có mang ngày xưa phải mặc quần áo chật, thắt bụng thật chặt, để con nhỏ dễ sinh, vì sợ con to “đẻ khó”. Ăn không dám ăn no. Trước khi ăn phải uống vài tô nước trước đã. Còn làm thì… làm ở nhà chưa đủ, làm cho cả hàng xóm: “Con so phải làm cho láng giềng”.

Nửa đêm mới ngủ, gà gáy phải đã dậy! Lúc sinh thì làm gì có trạm xá, hộ sinh, mời một người nào đó trong làng có ít kinh nghiệm đỡ đẻ nhưng lại thiếu vệ sinh, cắt rún bằng dao nứa, mảnh sành. Khi rốn rụng, còn ướt thì lấy đất vách bôi vào. Cuống rốn rụng thì được cất kỹ đến khi bé ốm đau thì đốt cho uống.

>> thai 10 tuan

Ngay khi mới sanh đã nhai gạo sống mớm cho. Mẹ thì ăn cơm với muối rang, nước mắm kho đặc, ngày uống 2-3 chén nước tiểu. Ở thì ở trong buồng kín bưng, không có ánh nắng mặt trời. Lúc sanh mới thật kinh khủng: gặp trường hợp sinh khó, rặn lâu ra thì ông chồng phải leo lên mái nhà cởi hết các nút lạt ra, hoặc nhổ hết các cọc rào, hy vọng nhờ vậy mà vợ sinh được…

Rồi nhìn lại các bà mẹ có kiến thức, các sản phụ sinh ở nhà hộ sinh hoặc trong các bệnh viện phụ sản được chăm sóc tốt, thăm thai định kỳ để kịp thời giải quyết những trường hợp đẻ khó.

Mẹ sanh con xong nằm ở buồng sáng sủa, có ánh nắng mặt trời, thậm chí trong phòng máy lạnh, được ăn rau quả để mau hồng hào trở lại, được tập thể dục cho người thon thả, giữ dáng vẻ xinh đẹp dài lâu, được học những bài học về “đẻ không đau”… Những việc như vậy không hề tốn kém gì cả, mà “Mẹ tròn, Con vuông”, mà gia đình hạnh phúc!

Theo Giadinhonline

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]