Phủ sóng WiFi địa điểm du lịch: Chưa hiệu quả!

Việc ồ ạt thi nhau phủ sóng WiFi tại những địa điểm du lịch trọng yếu đang được triển khai sâu rộng trên cả nước. Tuy nhiên, xét nhiều yếu tố, việc này vẫn chưa thật sự hiệu quả trong bối cảnh Việt Nam chưa phải là điểm đến lý tưởng cho nhiều du khách quốc tế.

0

 

Tiền tỷ để phủ sóng WiFi

Theo dự án phát triển du lịch phổ cổ Hội An, đầu năm 2012, thành phố này đã đưa hệ thống WiFi vào phục vụ miễn phí người dân và khách du lịch. Khơi màu cho phong trào này, nhiều thành phố khác cho biết đang tiếp tục nghiên cứu triển khai để nhằm mang đến nhiều thuận tiện hơn cho du khách.

Tiếp theo đó, giữa năm 2012, VNPT chi nhánh Quảng Ninh cũng bắt đầu lắp đặt hệ thống WiFi cho TP Hạ Long. Dự án thực hiện theo nhiều giai đoạn, với giai đoạn đầu sẽ phủ toàn TP Hạ Long và tiếp theo sẽ thực hiện ở nhiều địa phương khác.

Truy cập WiFi tại Cô Tô - Quảng Ninh


Tại Huế, VNPT Thừa Thiên Huế cũng cho biết đang phối hợp với VNPT Technology triển khai dự án phủ sóng Internet WiFi trên toàn TP.Huế và vùng phụ cận. Hiện dự án đang ở giai đoạn khảo sát địa điểm lắp đặt, và dự kiến hoạt động vào cuối năm 2013.

Tại Đà Nẵng, đầu năm 2014, toàn thành phố đã được phủ sóng Internet không dây. Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng cho biết, giai đoạn đầu, hơn 400 bộ phát sóng Wifi sẽ được lắp đặt, đảm bảo phục vụ cùng lúc cho 10.000 lượt truy cập và cho phép thiết kế với dung lượng hệ thống lên đến 20.000 người dùng ở giai đoạn sau.

Tại Vĩnh Phúc, đầu năm 2014, thị trấn Tam Đảo cũng đã đưa vào sử dụng WiFi, nâng con số thành thị du lịch phủ WiFi ngày càng thêm rộng.

Một điều bất ngờ là những dự án trên, hấu hết đều ở con số tiền tỷ cho một dự án. Cụ thể, tại Đà Nẵng, tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án là gần 2 triệu USD, được triển khai trên 2 băng tần 2,4GHz và 5,8GHz theo công nghệ MESH (kết nối đa điểm) và MIMO (kết nối phân tầng).

Tại Hội An, theo thông tin từ Sở TTTT Quảng Nam, tổng kinh phí đầu tư dự án là 25 tỉ đồng và lấy từ nguồn xã hội hóa do Trung tâm Điện toán truyền số liệu khu vực 3 (VDC3) cùng Sở TTTT Quảng Nam phối hợp thực hiện. Với 350 điểm phát sóng, hệ thống giúp người dân và du khách có thể truy cập Internet miễn phí với tốc độ 256Kbps.

  

Lắp thiết bị phát WiFi tại TP Huế - Thừa Thiên Huế

Tại Quảng Ninh, dự án phủ rộng nhiều địa phương trong tỉnh như Uông Bí, Cẩm Phả, Vân Đồn... với tổng kinh phí có thể lên tới khoảng 200 tỉ đồng.

Tại Huế, theo chia sẻ từ VNPT Thừa Thiên - Huế, dự án giảm được chi phí rất nhiều bởi sử dụng hạ tầng chung, bước đầu chỉ đầu tư mới các thiết bị thu phát sóng WiFi với chi phí khoảng 3 tỉ đồng.

Trong khi đó, dự án WiFi Tam Đảo có tổng kinh phí đầu tư 7,85 tỷ đồng do Viễn thông Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư. Trong 5 năm đầu tiên thực hiện, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ một phần kinh phí thuê đường truyền; đến năm 2019, Sở Thông tin truyền thông và Viễn thông Vĩnh Phúc sẽ tính phương án thu phí, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Tốc độ chậm, chi phí bảo trì cao

Có mặt tại Hội An, ghi nhận của người viết về việc sử dụng WiFi tại trung tâm phổ cổ vẫn chưa có tín hiệu tốt. Anh Ngô Văn Trường, hiện công tác TP.HCM cho biết, tín hiệu quá yếu và nhiều thông tin vẫn load rất chậm khi sử dụng WiFi miễn phí. Và vì thế, hình thức lựa chọn của anh đó là sử dụng WiFi tại khách sạn, vừa nhanh và tiện ích hơn nhiều. "Nếu di chuyển ngoài khách sạn, tôi sẽ sử dụng 3G để thay thế vì cước hiện rất rẻ, hoặc tìm đến những cafe để làm việc", anh cho biết thêm.

Tìm hiểu vấn đề trên, người viết đã thử bằng thiết bị smartphone phổ dụng, kết quả không như mong đợi về tốc độ. Tải trang web nss.vn trên giao diện mobile, tốc độ load tầm 10 giây, trong khi đó với trang như Tuổi Trẻ, Thanh Niên...tốc độ khá lâu khi tải toàn bộ.

Lắp thiết bị phát WiFi tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc


Trải nghiệm dịch vụ WiFi thử nghiệm tại TP Đà Nẵng trong những ngày đầu năm 2014, tín hiệu tốt trong vùng trung tâm. Từ đoạn đường từ sân bay qua cầu Trần Thị Lý, Sông Hàn, tín hiệu WiFi khá ổn định. Tuy nhiên, sóng khá yếu, người dùng cần phải qua giai đoạn đăng nhập với user định sẵn và điều kiện đi kèm và chỉ sử dụng được 60 phút miễn phí.

Mặc dù tộc độ truy cập chưa thật sự tiện ích, nhưng chi phí dành cho bảo trì hàng tháng cũng phải giật mình, khi mà hiệu quả mang lại chưa có. Cụ thể, tại Hội An, hơn 100 triệu đồng/tháng dành cho bảo dưỡng. Riêng dự án mang tính công ích tại Cô Tô, mỗi tháng ngân sách huyện cũng phải trích hơn 20 triệu đồng để duy trì dịch vụ.

Chồng lắp và khó mang hiệu quả

Theo logic, khi một địa phương trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, hệ thống khách sạn cùng cafe sẽ được mọc lên. Đồng hành đó là các dịch vụ WiFi nở rộ tại những địa điểm này để phục vụ cho việc liên lạc của du khách lưu trú. Chính vì thế, dù du lịch thật sự phát triển, vấn đề lãng phí tài nguyên là dễ hiểu khi mà đang có hai hệ thống song song vận hành. Với người làm việc, tốc độ là chính yếu, và họ sẵn sàng sử dụng hệ thống tốt hơn. Với đối tượng du lịch, thời gian lưu trú không nhiều, thì việc sử dụng dịch vụ 3G có sẵn với cước đang cực kỳ rẻ là lựa chọn cũng vì vấn đề tốc độ cần thiết.

Tại nhiều nước phát triển, internet WiFi không hề miễn phí. Tại Bangkok, Thái Lan, nhà mạng đầu tư mạng viễn thông đầu tư WiFi phủ rộng cho thuê bao của họ để mang lại hiệu quả riêng cho chính khách hàng khi có nhu cầu. Đi đâu người dùng cũng dễ dàng sử dụng, và được thu trực tiếp vào thuê bao. Tại Singapore, interent WiFi miễn phí là giới hạn, dù đây là một đất nước khá sầm uất và có diện tích bằng với những địa phương Việt Nam, nhưng vẫn không thực hiện chính sách này.

Đồng hành với phủ WiFi, hiện Việt Nam đã có cước 3G đang rất rẻ, và phủ rộng, người dân dễ dàng sử dụng để truy cập thông tin, hoặc cho công việc. Và nếu dự án phủ WiFi có thu phí (như Hạ Long đã làm từ giữa năm 2013, hoặc Hội An đang xem xét) thì tính hiệu quả vẫn chưa thật sự có khi người dùng đã sử dụng những gói cước này. Tuy nhiên, nhìn nhận về yếu tốc phát triển du lịch, việc phủ WiFi vẫn là một tín hiệu tốt để gây ấn tượng với du khách nước ngoài.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]