Phục hồi sức khỏe cho người cao tuổi

Theo quy luật tự nhiên, khi tuổi ngày càng cao, khả năng miễn dịch và sức đề kháng của con người ngày càng suy giảm. Vì vậy việc ốm đau, bệnh tật ở người cao tuổi trở thành vấn đề khó khăn cả về tinh thần và thể chất. Về tinh thần có thể tự thân người bệnh khắc phục nhờ sự lạc quan và sự quan tâm của con cháu. Còn về thể lực, người bệnh buộc phải tuân thủ những chỉ định của bác sĩ trong điều trị bệnh và chế độ bồi dưỡng sau thời kỳ bệnh để đảm bảo sức khỏe.

15.6032

Những vitamin cần cho người bệnh và sau thời kỳ bệnh

Khi người cao tuổi mang bệnh đồng thời cơ thể có sự suy giảm đáng kể các chức năng. Thêm vào đó, việc phải dùng các thuốc kháng sinh để trị bệnh sẽ càng làm cho cơ thể mệt mỏi hơn. Vậy bổ sung những dưỡng chất nào, bằng cách nào khi người bệnh chán ăn và bao nhiêu là đủ?


Trước hết là việc bổ sung các vitamin. Có rất nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể nhưng người bệnh phải đặc biệt chú ý tới các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12), vitamin C, E. Đây là những vitamin có tác dụng trong việc giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, làm vững các thành mạch, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và chống lão hóa. Ngoài ra, một số vitamin khác cũng không kém phần quan trọng như vitamin A (giúp ngăn ngừa một số bệnh về mắt như quáng gà, đục thủy tinh thể…); vitamin D (chống loãng xương); vitamin PP (giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn)…


Tất cả những vitamin trên đều có thể tìm thấy trong các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, qua quá trình chế biến thức ăn, các vitamin bị bay hơi và hàm lượng còn lại rất ít. Nếu chỉ bổ sung bằng đường ăn uống thông thường thì sẽ không đủ cho cơ thể. Hoặc nếu người bệnh ăn uống quá nhiều và uống các loại thuốc bổ không có hàm lượng chi tiết sẽ dẫn đến tình trạng “loạn chất” trong cơ thể. Bởi nếu thừa các vitamin sẽ phát sinh nhiều bệnh khác như: Tăng nhãn áp, giòn xương...


Bổ sung dưỡng chất bằng cách nào?


Để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cần thiết, người bệnh cần phải ăn uống điều độ hơn khi khỏe mạnh. Song, thực tế, người bệnh và hồi phục sau bệnh có cảm giác chán ăn và khả năng hấp thu bị hạn chế. Các cụ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, uống nhiều nước và có thể uống 1 viên Liptamin mỗi ngày là đã cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung dưỡng chất bằng đường uống trong trường hợp này được coi là hiệu quả hơn cả vì mỗi viên Liptamin đều chứa 11 loại vitamin và khoáng chất, hàm lượng hợp lý giúp cơ thể hấp thụ hoàn chỉnh lượng dinh dưỡng cần thiết. Mặt khác, người bệnh sau thời kỳ hồi phục không nên làm việc quá sức nhưng cũng không nên chỉ ngồi yên một chỗ. Vận động nhẹ và tập các thao tác thể dục đơn giản sẽ giúp chuyển hóa các dinh dưỡng tốt hơn.


Tóm lại, sau thời kỳ bệnh, người cao tuổi cần phải có một chế độ dinh dưỡng ổn định và hợp lý, tinh thần thoải mái để sớm phục hồi lại sức khỏe. Các phương pháp tập luyện cơ học nếu được kết hợp với thuốc bổ đa khoáng chất như Liptamin sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho người bệnh.

 

BS Nguyễn Khánh - Báo Sức khoẻ & Đời sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]